Biden hết 'tháng trăng mật'

Sau tháng đầu nhiệm kỳ "thuận buồm xuôi gió", Biden được cho là sẽ đối diện hàng loạt thách thức về chính sách khiến ông đau đầu trong tương lai gần.

00:30 25/02/2021

Sau một tháng vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà hoàn thành gói cứu trợ kinh tế thậm chí còn lớn hơn so với khoản kích cầu năm 2009 dưới chính quyền Barack Obama, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ. Ông xóa bỏ nhiều chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump, từ biến đổi khí hậu đến cấm nhập cảnh, trong khi tỷ lệ phân phối vaccine Covid-19 hàng ngày của Mỹ đã tăng lên 55%.

Tổng thống Mỹ Biden điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong Phòng Bầu dục hôm 23/1. Ảnh: White House.
Tổng thống Mỹ Biden điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong Phòng Bầu dục hôm 23/1. Ảnh: White House.

Đây là phần dễ dàng trong công việc của tân Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược bao quát mà Nhà Trắng đề ra, tránh các cuộc đấu đá chính trị, tập trung vào những chính sách thu hút được nhiều cử tri ủng hộ và phớt lờ các cuộc tấn công từ đảng Cộng hòa, được cho là sẽ ngày càng khó khăn hơn trong những tháng tới, bất chấp việc hàng triệu người dân đang được tiêm chủng và nền kinh tế từng bước phục hồi trở lại.

"Họ sẽ sớm phải đối diện một số vấn đề", Jim Manley, người từng là trợ lý hàng đầu của cựu lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid, nhận xét.

Biden đã thực hiện các thay đổi quan trọng bằng hàng loạt sắc lệnh hành pháp. Tuy nhiên, những thách thức trong tương lai có thể bao gồm việc thúc đẩy những đạo luật mà bản thân đảng Dân chủ cũng đang chia rẽ, như giảm nợ đại học, tăng thuế và hạn chế ngành năng lượng hóa thạch.

Sau đó, chính quyền Biden sẽ phải đối mặt với những cuộc tranh cãi về chính sách đã định hình nền chính trị Mỹ suốt quãng thời gian dài, trong đó có các câu hỏi như ai có thể trở thành công dân Mỹ, chính phủ có nên trả chi phí chăm sóc y tế không, hay ai có quyền mang súng.

Ngoài ra, nhiều vấn đề phức tạp khác, từ các đòn áp thuế thương mại tới chính sách với Trung Quốc và cơ chế giám sát công nghệ, hiện vẫn được Nhà Trắng xem xét.

Đảng Dân chủ đang nỗ lực thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD dù có hay không sự ủng hộ từ đảng Cộng hòa trước thời hạn quan trọng vào giữa tháng ba, khi gói bảo hiểm thất nghiệp mở rộng hết hạn.

Dự luật chỉ cần nhận được đa số phiếu, nhưng nó đòi hỏi mọi nghị sĩ Dân chủ phải đứng về phía Nhà Trắng. Những hoài nghi đang ngày càng gia tăng về việc dự luật sẽ bao gồm điều khoản nâng mức lương tối thiểu liên bang lên 15 USD, điều sẽ khiến các đảng viên Dân chủ theo đường lối tự do thất vọng.

Những rạn nứt này đã được bộc lộ khi một số đảng viên Dân chủ, như hạ nghị sĩ New York Alexandria Ocasio-Cortez và thượng nghị sĩ Massachusetts Elizabeth Warren chỉ trích Tổng thống Biden khi ông tuyên bố không đồng ý với các thành viên trong đảng của mình về việc giảm trừ 50.000 USD cho mỗi khoản nợ sinh viên.

Một dự luật nhập cư do Nhà Trắng công bố ngày 18/2 dự kiến không được Thượng viện thông qua. Dick Durbin, thành viên cấp cao đảng Dân chủ tại Thượng viện, nằm trong số những người đề xuất một đạo luật ít tham vọng hơn, chỉ tập trung vào những người nhập cư được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ.

Các trợ lý cho hay chương trình nghị sự chính sách mà họ dự định thúc đẩy trong những tháng tới sẽ được cử tri lưỡng đảng đón nhận và họ tin rằng đảng viên Cộng hòa tại quốc hội có thể buộc phải ủng hộ nó bởi các cử tri của mình.

"Tổng thống có tập trung vào việc thu phục mọi đảng viên Cộng hòa không ư? Chắc chắn là không rồi", Giám đốc Truyền thông Kate Bedingfield nói. "Nhưng ông ấy sẽ tiếp cận và đối thoại với cả hai đảng. Liệu ông ấy có đưa ra những kế hoạch đáp ứng nhu cầu của cả hai đảng không? Chắc chắn là như vậy".

Dù vậy, các con số thăm dò ban đầu về Biden cho thấy con đường thuyết phục đảng Cộng hòa của ông sẽ gặp nhiều thách thức. Theo thăm dò do Reuters/Ipsos thực hiện hồi giữa tháng hai, khoảng 56% người Mỹ tán thành những quyết sách mà Biden đưa ra trên cương vị tổng thống, nhưng trong đó chỉ có 20% người Cộng hòa.

"Tổng thống Biden đang trải qua 'thời kỳ trăng mật' nhưng tất cả mọi người đều biết kỳ trăng mật nào rồi cũng sẽ kết thúc", chiến lược gia đảng Cộng hòa Paul Shumaker bình luận.

Vũ Hoàng (Theo Reuters)

Tags:
Một lần họp lớp thấy cách biệt giàu - nghèo rõ rệt, tôi nhận ra: Người bình thường thích SĨ DIỆN, kẻ tinh anh thích ĐẦU TƯ, vốn văn hoá quyết định ĐẲNG CẤP

Một lần họp lớp thấy cách biệt giàu - nghèo rõ rệt, tôi nhận ra: Người bình thường thích SĨ DIỆN, kẻ tinh anh thích ĐẦU TƯ, vốn văn hoá quyết định ĐẲNG CẤP

Người có tiền đang có xu hướng chú tâm hơn vào bất động sản, thời đại “tiêu dùng phô trương” đã qua, con người ta dần dần không còn muốn sử dụng những thứ bên ngoài để phô trương bản thân, thay vào đó, họ chú trọng tới những tài sản thực dụng và một cuộc sống thực tế hơn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất