Biến chủng Delta Plus đã xuất hiện ở 42 quốc gia
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi và xem xét khả năng lây nhiễm của Delta Plus - chủng phụ của biến chủng Delta và đã xuất hiện ở 42 quốc gia, vùng lãnh thổ.
20:00 29/10/2021
Giữa bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu gia tăng, đại diện WHO cho biết trong phiên họp thường kỳ rằng cơ quan này đang nghiên cứu dịch tễ học, đánh giá khả năng miễn dịch của con người trước biến chủng AY.4.2 (hay Delta Plus) của virus SARS-CoV-2, AFP đưa tin hôm 29/10.
Biến chủng nói trên cũng đang được Cơ quan An ninh Y tế Anh nghiên cứu. Đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy biến chủng này nguy hiểm hơn các biến chủng đã xuất hiện, cũng như dấu hiệu suy giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19.
Biến chủng Delta Plus đã xuất hiện ở 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Reuters.
Delta Plus chưa được WHO xếp vào danh mục biến chủng cần chú ý (VOI) hay biến chủng gây quan ngại (VOC), do đó chưa được đặt tên riêng theo bảng chữ cái Hy Lạp. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đang theo dõi khoảng 20 biến chủng phụ của biến chủng Delta.
Biến chủng AY.4.2 có ba đột biến bổ sung so với biến chủng Delta gốc. Hai trong số đó liên quan đến protein Spike - "bộ phận" đảm nhận vai trò bám vào các tế bào con người.
Sáng kiến Khoa học toàn cầu Gisaid cho biết khoảng 93% các ca nhiễm biến chủng Delta Plus xuất hiện ở Anh. Số ca này chiếm 5,9% các trường hợp nhiễm biến chủng Delta Anh ghi nhận từ ngày 3/10.
Bên cạnh đó, công bố của WHO cho biết châu Âu là khu vực ghi nhận sự gia tăng các ca tử vong do Covid-19 với tỉ lệ phần trăm chạm mốc hai chữ số.
Các ca nhiễm Covid-19 cũng xuất hiện ở 53 quốc gia châu Âu. Trong đó, các nước ở vùng Trung Á ghi nhận số trường hợp dương tính tăng 18% trong tuần qua.
Riêng tại Mỹ, số ca mắc mới trong tuần qua đạt gần 513.000 trường hợp (giảm 12% so với tuần trước) với hơn 11.600 ca tử vong.
Hoàn cảnh của những người Việt… không quần áo ở Châu Âu
“Không áo quần” là từ lóng để chỉ tình trạng người Việt nam không có giấy tờ tùy thân ở Đức. Chẳng biết ai đã nghĩ ra cái từ này, cũng như “ Họ Tị” để chỉ những người tị nạn, nghe thật xót xa. Vậy hiện trạng người không giấy tờ tùy thân ngày nay ra sao?