Chân dung nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ: Một quá khứ nhiều trắc trở để rồi 70 tuổi sở hữu doanh nghiệp 9 tỷ USD
Với khối tài sản trị giá 6,8 tỷ USD, nữ tỷ phú 71 tuổi Hendricks gần đây xếp thứ 76 trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, vượt qua Marian Llitch đến từ Michigan.
13:00 22/10/2018
Là người phụ nữ tự thân giàu nhất nước Mỹ, Diane Hendricks theo đuổi một con đường không hề dễ dàng từ lúc lớn lên ở một trang trại sữa trở thành chủ tịch của một công ty tỷ USD.
Doanh nhân ở Wisconsin Mỹ thành lập nên ABC Supply với người chồng quá cố của mình vào năm 1982. Kể từ khi thành lập, công ty cung cấp tấm lợp mái nhà đã phát triển bùng nổ trở thành nhà phân phối lớn nhất nước Mỹ. Sau khi chồng qua đời vào năm 2007, Hendricks đã trực tiếp điều hành công ty của mình, chỉ đạo hàng loạt những thương vụ thâu tóm quan trọng gồm cả việc mua lại L&W Supply vào năm 2016 với giá 670 triệu USD. Bà cũng giúp công ty phát triển từ doanh nghiệp trị giá 3 tỷ USD thời điểm chồng mình qua đời trở thành đế chế 9 tỷ USD như hiện tại.
Hendricks sử dụng thu nhập của mình theo rất nhiều cách: Hỗ trợ kinh tế cho thành phố Beloit, sản xuất phim Hollywood và quyên góp hơn 1 triệu USD cho Đảng cộng hòa. Với khối tài sản trị giá 6,8 tỷ USD, nữ doanh nhân 71 tuổi Hendricks gần đây xếp thứ 76 trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, vượt qua Marian Llitch đến từ Michigan.
Lớn lên ở trang trại sữa và có con từ năm 17 tuổi
Lớn lên tại một trang trại sữa ở bang Wisconsin, Hendricks là một trong 9 người con gái của gia đình. Hendricks chia sẻ trong một bài phỏng vấn với tờ Forbes rằng bà "có cuộc sống tuyệt đẹp, sống trong một trang trại" nhưng luôn "muốn mặc suit".
Thời tuổi teen, Hendricks có một vài trở ngại cần vượt qua. Ở tuổi 17, bà có con đầu lòng và kết hôn với mối tình đầu của mình. Việc mang bầu ở độ buổi teen gần như khiến bà không thể đến trường hoàn thành bằng cấp 3 và phải tự học ở nhà để thi.
"Điều đó không khiến tôi ngừng khát khao đạt được ước mơ. Trên thực tế tôi nghĩ mình thậm chí nên tập trung hơn vào cái mình muốn đạt được lúc đó".
Trong năm 2009, chia sẻ với tờ New York Times, Hendricks nói rằng bà đã chuyển tới Janesville – nơi chồng làm việc và bắt đầu một công việc tại nhà máy lắp ráp Parker Pen. 3 tháng sau, bà rời khỏi đây và tìm được một công việc là bán nhà mới. Một thời gian ngắn sau đó, bà bắt đầu học để lấy giấy phép hành nghề môi giới.
"Tôi biết phải tìm cách hỗ trợ chính bản thân mình. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về việc mình có thể nuôi con trai. Tôi đã nộp đơn ly hôn một tuần sau khi tròn 21 tuổi".
Bà và người chồng thứ 2 đã mua và cải tạo 100 căn nhà ở Beloit
Không lâu sau khi gặp gỡ người chồng tương lai thứ 2 là Ken Hendricks, một nhà cung cấp mái lợp. 2 người đã hợp tác kinh doanh cùng nhau. Trong 3 năm, họ đã mua 100 ngôi nhà ở Beloit và tự sửa chúng.
Nhiều năm sau, cả 2 đã mở cửa hàng ABC Supply đầu tiên tại Beloit với sự giúp đỡ từ các khoản đầu tư bất động sản và những công ty bất động sản và mái nhà khác của Ken. Doanh nghiệp đã phát triển từ đó và trong năm 2001 cả 2 đã tạo nên Hendricks Holdings Company - với hoạt động kinh doanh đa dạng gồm cả công ty công nghiệp, logistic, bất động sản, chăm sóc sức khỏe.
Hendricks tiếp tục phát triển kinh doanh sau khi chồng qua đời
Chồng của bà qua đời năm 2007 sau một tai nạn ngã từ một mái nhà ở Wiscosin. Khi ấy ông 66 tuổi.
"Tôi biết các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục. Đó là cuộc sống của chúng tôi. Tôi đã làm việc từ nhà trong năm đầu tiên sau khi chồng mất và những nhân viên chủ chốt tới đó để bàn vấn đề kinh doanh".
Hendricks tiếp tục phát triển doanh nghiệp đến một tầm cao mới sau khi chồng mất. Bà đã chỉ đạo 2 thương vụ thâu tóm lớn nhất vào năm 2010 và 2016, đưa doanh số bán hàng tăng từ 3 tỷ USD trong năm 2007 lên mức 9 tỷ USD trong năm tài chính năm ngoái.
Tiếng Việt đang được dạy trong các trường học nước ngoài như thế nào?
Nhiều trường đại học trên thế giới đã có khoa tiếng Việt. Nhiều trường phổ thông tại Mỹ dạy chương trình song ngữ Việt – Mỹ. Thậm chí tiếng Việt còn được đưa vào thành một môn thi đại học.