Chàng trai Ý gốc Việt muốn tìm cách giúp quê hương hút du khách
"Tên tôi là ghép tên của hai nước đấy", Phan Ngọc Ý Nam, giới thiệu về mình đầy tự hào vì là người gốc Việt.
02:44 04/09/2017
Ý Nam muốn góp phần khiến du khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn. Ảnh: NVCC. |
Thoáng nhìn, Nam, 23 tuổi, không có nhiều nét của , mà trông giống người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản hơn. Khi nghe nhận xét như vậy, Nam mỉm cười, cho biết "nhiều người nói thế, nhưng đi đâu tôi cũng giới thiệu mình là Việt một trăm phần trăm".
Nam đang làm thực tập sinh ở Đại sứ quán Italy tại . Đến tháng 9, anh sẽ học tiếng Việt tại Đại học Hà Nội, theo chương trình trao đổi với Đại học Venice. Đây là lần thứ 6 Nam về và cũng là lần đầu tiên được "hoàn toàn tự do", không đi cùng gia đình.
"Trước đây gặp người miền Bắc, tôi nghe không hiểu gì, vì trong gia đình bố mẹ chỉ nói giọng Đà Nẵng thôi. Nhưng đến giờ thì quen rồi", Nam nói vui, mở đầu câu chuyện.
Với vốn tiếng Việt khá sõi, Nam cho hay mình được sinh ra tại Friuli, một ngôi làng nhỏ ở Venice, phía bắc Italy. Khu vực này chỉ có dân số khoảng 2.000 người và có rất ít người Việt. Bố mẹ Nam kể rằng ông ngoại đã quyết định ở lại đây từ năm 1979, sau một lần đi ăn cưới vì quá yêu quý nơi này. Sau đó ông đưa cả gia đình sang theo, trong đó có các cậu và dì. Hiện bố Nam làm việc trong một công ty sản xuất mắt kính, còn mẹ thì có một tiệm bánh tại gia.
Lớn lên với bạn bè là người Italy, Nam đôi lúc "không chắc mình là ". Nhưng cảm giác đó nhanh chóng mất đi.
"Có những điều ban đầu tôi không lý giải được, chẳng hạn mình có những suy nghĩ, quan niệm khác với bạn cùng lứa. Nhưng khi nói chuyện với bố mẹ, người thân trong gia đình thì thấy đồng cảm. Lúc ấy cảm thấy rất yên tâm", Nam chia sẻ.
So với bạn là người phương Tây, Nam thấy mình "có đôi chút bảo thủ hơn". Anh lấy ví dụ như khi ngồi vào bàn ăn thì phải chờ người lớn tuổi, ra đường thấy nam nữ thể hiện tình cảm "thấy không thoải mái lắm".
Nhưng hơn hết, Nam thích khoảng thời gian riêng của gia đình, khi bố mẹ yêu cầu "chỉ tiếng Việt, không tiếng Ý" trong nhà. Có lẽ đó một phần giúp Nam phát huy được năng khiếu về ngôn ngữ của mình. Hiện anh có thể nói cả tiếng Anh, Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.
"Chẳng gì tuyệt vời hơn là về để luyện tập. Tiếng Việt không khó, chủ yếu là phát âm thôi. Nhưng quan trọng là bạn phải thích nó", Nam nói.
Trước đây, Nam thường xuyên phải nói xen tiếng Italy trong một câu, vì không biết nhiều từ tiếng Việt, nhất là những từ khó. Bây giờ anh tự hào "trình của mình lên rất cao", hơn hẳn cô em gái ở nhà.
Về , chàng thanh niên còn thích thú vì biết nhiều món ăn ngon, đặc biệt là vị "nguyên bản" của bún bò Huế, món mà mẹ Nam từng chế biến, với nguyên liệu là mì spaghetii vì không có bún. Các món ăn Nam yêu thích là bánh xèo, bánh bột lọc và bún chả.
Nhớ lại lần đầu tiên được bố mẹ đưa về Đà Nẵng năm 6 tuổi, Nam vẫn không quên tình cảm gia đình bên nội dành cho mình. Ông bà, cô bác và anh chị em họ ai cũng quấn quýt hỏi han. Nam cũng được nhận nhiều lì xì trong dịp Tết năm đó.
Chàng trai biết đến Hà Nội hai năm trước, thấy thành phố đẹp, thân thiện, nhất là có nhiều đồ ăn ngon và rẻ. Dần dần, Nam cùng bạn bè đi đến nhiều thắng cảnh, đi phượt lên Tây Bắc, Sapa, Mộc Châu, đến Hạ Long, Ninh Bình, xuôi xuống Huế, Hội An, miền Tây. Qua những chuyến đi này, anh biết thêm nhiều bạn là người gốc Việt sinh ra ở các nước khác.
Niềm say mê của Nam đối với những điểm đến ở quê hương mỗi ngày lại tăng thêm. Anh cũng tò mò tìm hiểu về trên các website du lịch dành cho du khách nước ngoài. Qua một thời gian, Nam ngạc nhiên vì có một số bạn trẻ để lại bình luận cho thấy "chỉ đến Việt Nam cho biết". Dù Việt Nam có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng nhiều người đến mà không biết ý nghĩa của nơi đó.
"Ở địa đạo Củ Chi, có người đến ngó nghiêng, rồi giơ tay bắn súng trêu nhau. Họ không hiểu những gì diễn ra dưới đường hầm đó, nó ý nghĩa gì trong chiến tranh ", Nam nói, không giấu được sự thất vọng.
Điều đó khiến Nam suy nghĩ, rồi anh quyết định chọn vấn đề này để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. Đề tài là khảo sát cách người nước ngoài đến thăm các di tích lịch sử của Việt Nam.
Cầm trên tay cuốn sách "Chiến tranh " của tác giả Mitchell Hall, Nam cho biết sẽ tìm thêm các cuốn sách khác về đề tài này. Sau đó anh sẽ đến các địa điểm thực tế, trước mắt là cứ điểm Điện Biên Phủ và vĩ tuyến 17.
"Tôi muốn tìm hiểu vì sao một số bạn trẻ người nước ngoài không có ấn tượng nhiều sau khi đến . Với người Italy, chỉ có người hơn 50 tuổi mới biết về , còn thế hệ thanh niên hầu như không. Nhưng tôi chắc chắn có nhiều điều hấp dẫn mà họ chưa biết cách khám phá hết", Nam nói.
Ý Nam cùng bố mẹ và em gái. Ảnh: NVCC. |
Khánh Lynh - vnexpress.net
Chuyện chạy lụt của một gia đình gốc Việt ở Houston
Sau khi trải qua những ngày cuống cuồng sợ hãi, thấp thỏm lo âu vì trận bão Harvey, cư dân Houston phải đối phó với những khăn trong thảm cảnh quay về đời sống thường nhật. Đây là lúc họ bắt đầu trực diện những di hại, những hậu quả nặng nề của trận lụt.