Chia sẻ: Người Việt và câu chuyện di trú, định cư

Hello mọi người, tự giới thiệu sơ mình đang làm việc bên mảng di trú. Ngành này thì đặc điểm mình có cơ hội tiếp xúc với khách hàng từ đủ các loại thành phần (dĩ nhiên phần đông vẫn là người giàu), dân lao động có, dân giàu xổi có, celeb cũng có, đại gia hay tài phiệt cũng có.

23:19 24/04/2023

Mỗi người mỗi gia đình là một câu chuyện, một suy nghĩ tư duy khác nhau cực kì thú vị. Mùa này dịch cũng ít việc lập thớt chém gió với mọi người chơi, chia sẻ vài câu chuyện trong ngành về suy nghĩ của người VN về vấn đề đi khỏi xứ thiên đường

Phần 1: Năm 2020 Người VN có còn muốn đi nước ngoài ?

- 45 năm sau giải phóng, điều làm mình hơi bất ngờ khi mới bắt đầu làm công việc này chính là nhu cầu về di trú của người VN vẫn còn quá nhiều. Bốc 1 cái data bất kì lên gọi thì hỏi 10 người có tận 5-6 người quan tâm đến vấn đề này.

- Vậy nếu đi thì dân ta thích đi đâu nhất ? Hơi ngạc nhiên là giấc mơ Mẽo chỉ xếp hạng 2 trong list nguyện vọng của dân An Nam.

Xếp đầu danh sách lại là Úc bởi các sự thuận tiện về khoảng cách, văn hóa, phúc lợi và giáo dục. Xếp thứ 3 đối với dân miền Nam là Canada, còn miền Bắc lại là Châu Âu. Trong Châu Âu thì mọi người chủ yếu nhắm đến bọn G7 như Đức, Anh, Pháp, nhưng bọn này cực gắt,người thường chỉ có tiền không cũng còn chưa chắc vào được nên đa số phải vào nước nhỏ trước như Malta, Síp 

Phần 2: Bao nhiêu tiền thì đi được ?

Về vấn đề này thì còn tùy vào chính sách mỗi nước và hồ sơ của mỗi gia đình. Nhìn chung thì có 3 dạng đi chính phân loại theo giá cả (mình xin không bàn tới đi dạng du học, kết hôn giả or đi chui container do mấy dạng này không áp dụng được rộng rãi hoặc là illegal)

- Xuất khẩu lao động: dạng này nhìn chung tốn tầm 50k - 150k Trump. Nhược điểm là bị lệ thuộc nhiều vào hợp đồng lao động bên đấy, và tình trạng thường trú dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi. Đương đơn bị ảnh hưởng thì dĩ nhiên những người được bảo lãnh cũng toang theo. Đi dạng này cũng bị hạn chế về các phúc lợi được hưởng, qua đấy bệnh hay có vấn đề gì phát sinh thì sẽ rất khó xoay sở.

- Dạng đầu tư lấy thường trú nhân (thẻ xanh): dạng này thì đắt hơn, giá cũng dao động khá lớn tùy vào quốc gia. 200- 300k Trump cũng có mà lên tới hàng triệu Trump cũng có. Nhược điểm là thường với dạng đầu tư đương đơn dĩ nhiên không được đi làm, mà chỉ được đầu tư hoặc mở doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người bản xứ. Cái thường trú nhân nó cũng có nhiều kiểu mà mọi người nên kiểm tra kĩ. Một số chương trình cái thẻ xanh này là vĩnh viễn, một số cái lại có hạn (như mấy chương trình Golden Visa của bọn Bồ Đào Nha, Hy Lạp). Có hạn tức là khi hết thời hạn nó sẽ xét lại hồ sơ, lúc đấy có khả năng đổi luật mới không duyệt hồ sơ nữa, hoặc như con cái ngày xưa được bảo lãnh nhưng bây giờ quá tuổi thì cũng fail hồ sơ.

- Dạng đầu tư quốc tịch: dạng này thì rất chắc cú, nhưng đắt lòi, trung bình phải hao cỡ 2 triệu trump mới đụng đến được dạng này. Nhưng dĩ nhiên có quốc tịch rồi thì vi vu, không sợ có biến nữa, và cứ chồng đủ tiền thì không có chuyện fail trừ khi các bác là tội phạm. Đa số dân VN hay kiểu lấy thường trú nhân trước, sau đấy qua đó họ sẽ có những chính sách cho thường trú nhân lên thành công dân có quốc tịch để rẻ hơn

Phần 3: Các chi phí, điều kiện khác ?

Nhiều người thường chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu mà quên mất các chi phí phát sinh, nên nhiều khi chọn phải những gói di trú không phù hợp, tiền mất tật mang. Sang đến nước ngoài rồi thì các bác phải quan tâm các vấn đề sau

- Thuế ( thuế BĐS, thu nhập...): bọn nước ngoài đánh thuế rất căng, mua nhà mua đất để đấy không làm gì mỗi năm bị đánh thuế mấy %. Ngoài ra còn có thể có thuế thu nhập ngoài lãnh thổ, thuế doanh nghiệp, thuế thừa kế abcxyz rất nhiều. Đi đâu thì cũng phải check kĩ luật rồi hẵn quyết định chứ thấy chi phí đầu tư ban đầu thấp mà quyết thì sau này vỡ toang còn hơn cung đàn của Chi Pu 

- Chi phí sinh sống: quốc gia nào cũng có những vùng giàu nghèo khác nhau, nên nghiên cứu kĩ rồi lựa chọn theo khả năng. Chứ qua xứ người không có tiền sống thì còn cực hơn ở VN. Nên nghiên cứu chi phí sinh hoạt thường ngày, giá thuê nhà, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe...

- Đi dạng đầu tư thì còn phải chứng minh dòng tiền, nguồn tiền, và phải chuyển tiền đi nước ngoài nữa. Cái này thì thật ra bây giờ cũng có nhiều cách để giải quyết rồi. Có điều các bác luôn nhớ phải dùng luật sư, dù phí của họ cao nhưng sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho mình. Bản thân em dù có kinh nghiệm xử lý nhiều khách nhưng vẫn luôn giới thiệu luật sư cho khách khi đụng đến giấy tờ chứ không dám tự làm, kể cả khi làm việc với chính phủ nước khác.

Phần 4: Ai sẽ mua những gói di trú này ? Có tiền ở VN làm vua không sướng còn đi đâu ?

Một năm có vài ngàn bộ hồ sơ di trú được duyệt. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đa số người đi là người nghèo đi để cải thiện cuộc sống.

Mà ngược lại, khách hàng của mình đa số là người giàu.

Họ mua các gói này để có một phương án dự phòng cho gia đình và bản thân, mua để mở rộng công việc kinh doanh của họ sang thị trường khác, mua để thuận tiện di chuyển các quốc gia, hay mua để hưởng một vài chính sách đặc biệt

Một vài người đã có 2,3 quyển hộ chiếu nhưng vẫn mua thêm. Câu chuyện mua thẻ xanh, quốc tịch nhưng vẫn sinh sống ở VN là rất nhiều

Phần 5: ĐỊNH CƯ ? THƯỜNG TRÚ NHÂN ? THẺ XANH ? TẠM TRÚ ? VISA ? QUỐC TỊCH ?

Mình thấy nhiều bác vẫn còn đang chưa rõ về vấn đề này, chỉ biết là qua tới nước ngoài thôi chứ chưa biết họ sẽ cấp những giấy tờ gì cho mình, và tình trạng cư trú cũng như quyền hạn/ ràng buộc của mình là thế nào. Mọi người cứ inbox hỏi mình làm sao sang nước ABCXYZ, sang đấy có dễ không thì rất khó trả lời. Nếu chỉ sang thôi thì mua vé bay cái vèo là sang tới, quan trọng là mọi người muốn lấy được tình trạng cư trú nào bên đấy mình mới có thể trả lời rõ ràng được. 

Mọi người đọc phần này sẽ phần nào rõ hơn về các cụm từ này nhé 

- QUYỀN ĐỊNH CƯ: về đơn giản định cư chỉ là quyền được sinh sống tại nước ngoài trong thời gian dài, các bác đi bất kì diện nào, có thẻ xanh, quốc tịch hay không, có thời hạn hay vĩnh viễn thì miễn được sống tại nước đó đã gọi là có quyền định cư. Định cư chỉ là phần mở đầu của câu chuyện, sau đấy thì còn cả tá vấn đề khác sau đây.

- THƯỜNG TRÚ NHÂN (PR): đây là cụm từ gây nhầm lẫn nhiều nhất, bởi vì luật mỗi quốc gia mỗi khác, tên gọi các loại giấy tờ, tình trạng cũng khác nhưng khi vietsub ra thì đều dịch là "Thường Trú Nhân" nên anh em rất dễ nhầm lẫn là TTN nào cũng giống nhau.

Thường trú nhân chính là bước tiếp theo anh em hướng tới sau khi đã qua nước ngoài, quyền lợi cơ bản nhất của thường trú nhân chính là quyền cư trú vĩnh viễn tại quốc gia đó. Tình trạng thường trú nhân tùy quốc gia có thể được phát hành dưới dạng 1 tờ Visa dán vào passport của bác hoặc dưới dạng thẻ.

Có một vấn đề là tuy thường trú nhân đã là có hiệu lực vĩnh viễn, nhưng mỗi quốc gia lại ràng buộc các bác bằng thời hạn kèm các điều kiện gia hạn. (thông thường khá dễ, yêu cầu cư trú tại nước họ đủ thời gian, nếu đi dạng đầu tư thì là đảm bảo số vốn đầu tư vẫn đúng theo quy định). Cứ đủ điều kiện là nộp đơn gia hạn rất nhanh, và họ sẽ không xét lại hồ sơ của gia đình các bác.

Khi đã sở hữu tình trạng thường trú nhân, các bác đã có thể tương đối an tâm, quốc gia đấy có đổi luật di trú thì cũng không bị tước thường trú nhân đâu. Tuy nhiên, đừng phạm pháp bên đấy, hoặc các quốc gia khác nằm trong khối lợi ích chung (VD EU, commonwealth...) thì bị tước giấy cho về là chuyện bình thường. Dĩ nhiên nếu không đáp ứng đủ điều kiện gia hạn thì cũng bị tước giấy, như mình có chia sẻ câu chuyện khách hàng của mình do dịch không ở đủ số ngày tại Canada đã bị tước PR.

Ngoài ra một số quốc gia còn có tình trạng "Thường Trú Nhân có điều kiện". Đây chính là dạng tạm thời của thường trú nhân, thường có thời hạn ngắn. Thẻ này được cấp khi các bác đi theo 1 số diện đặc biệt (ví dụ kết hôn với một thường trú nhân khác), và phải giữ thẻ này trong thời gian ngắn (1-3 năm) mới được lên thẻ thường trú nhân chính thức trong đợt gia hạn tiếp theo.

Về quyền lợi thì thường trú nhân vẫn là người nước ngoài, dĩ nhiên không có quyền bầu cử (đây là quyền quan trọng nhất của công dân nhé, nhưng dân VN ít quan tâm chính trị nước ngoài nên hay xem nhẹ), các phúc lợi thì cũng bị hạn chế tùy luật các quốc gia khác nhau. Quyền sở hữu tài sản, diện chịu thuế thì vẫn bị xem như người nước ngoài nhé.

- THẺ XANH: Thẻ thường trú nhân của Mỹ có màu xanh lá, của EU có màu xanh dương nên mọi người hay gọi là thẻ xanh. Tuy nhiên cũng như thường trú nhân các thẻ này khác nhau chứ không phải giống y chang nhau đâu nhé 

- TẠM TRÚ: Đây là diện các bác đi diện lao động được cấp đây, chương trình Golden Visa của bọn Châu Âu cũng là dạng này. Khác biệt của tạm trú và thường trú không phải là thời hạn (vì có thường trú chỉ có thời hạn 2 năm, có tạm trú thì đến 5-10 năm) nhưng nằm ở ràng buộc và quyền lợi. Quyền tạm trú nghĩa là chỉ được cấp 1 lần, hết thời hạn họ sẽ xét lại hồ sơ y như lần đầu tiên, nghĩa là bác lại phải đáp ứng đủ quyền lợi đầu vào mới được cấp mới tạm trú. Nghe có vẻ easy nhưng thật ra nó rất khác, đặc biệt đối với những người phụ thuộc.

Mình cũng đã gặp trường hợp khách đi Bồ Đào Nha bằng Golden Visa đầu tư, được cấp tạm trú 5 năm, bảo lãnh vợ con. Vợ con khi được sang đấy thì dĩ nhiên cũng được cấp tình trạng tạm trú này, nhưng đến hết thời hạn thì phát sinh vấn đề là khi họ xét lại hồ sơ thì anh con trai lại quá 18 tuổi (điều kiện được bão lãnh). Thế là anh con không được gia hạn, phải về tìm đường đi đi gói khác.

Về phúc lợi thì cũng tùy quốc gia có luật quy định khác nhau.

- VISA: Khái niệm VISA chỉ là tờ giấy gắn vào passport, cho phép bác nhập cảnh vào một quốc gia nào đấy thôi, chứ không liên quan đến chuyện ở lại bao lâu. Visa dĩ nhiên có nhiều loại khác nhau, ngắn hạn (du học, du lịch, chữa bệnh...), dài hạn (làm việc, đầu tư...). Dĩ nhiên visa cũng không liên quan gì đến tình trạng cư trú của các bác.

- QUỐC TỊCH (Citizenship): Kèo chắc ăn nhất, zero rủi ro trừ khi các bác phản quốc hay làm tội phạm chiến tranh

Có quốc tịch là bác trở thành công dân nước đấy,được bảo hộ, bảo trợ, và full quyền lợi theo luật pháp, thách kẹo cũng chả ai đuổi về được. Dĩ nhiên đi kèm với quốc tịch cũng là được cấp một quyển hộ chiếu chính chủ xịn sò, tha hồ vi vu khắp thế giới không phải xin sỏ visa mệt mỏi nữa.

Một số quốc gia không chấp nhận song tịch (tiêu biểu là Sing), nên các bác muốn có hộ chiếu Sing phải bỏ quốc tịch VN đi nhé. Các nước cho phép song tịch thì cứ vi vu. Khách mình là một sếp ngân hàng có hẵn 5 quyển khác màu 

Người nước ngoài như bọn Nga Ngố, Mẽo cũng vẫnđi lấy quốc tịch khác bình thường nhé nên đừng bảo ai đòi lấy quốc tịch nước ngoài là không yêu nước.

....

Còn tiếp

Nguồn: Voz

Tags:
NS Mạc Can nói về vai Ba Phi của MC Trấn Thành: “Hay hơn thì đáng quý”

NS Mạc Can nói về vai Ba Phi của MC Trấn Thành: “Hay hơn thì đáng quý”

Trong phiên bản truyền hình “Đất Phương Nam” (1997), nghệ sĩ Mạc Can gây ấn tượng cho nhiều thế hệ khán giả khi hóa thân thành bác Ba Phi phóng khoáng, xởi lởi. Ông ghi dấu ấn từ lời nói cho đến vóc dáng, cách đi đứng "rặc" người dân miền Tây chân chất.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất