Chuyên gia: Mỹ không nên rời WTO mà nên đuổi Trung Quốc ra
Ngày 03/7/2018, Peter Morici, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (United States International Trade Commission, USITC) cho biết, Mỹ không nên rời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà nên đẩy Trung Quốc ra ngoài.
10:00 30/05/2019
Trong một cuộc phỏng vấn của Fox News, Morici cho biết: “Trung Quốc vào WTO, nhưng không phải là một nền kinh tế thị trường, cho nên nước này đã đẩy chiếc xe hàng khổng lồ chui khoảng trống sơ hở của WTO, đây là vấn đề cơ bản nhất. Chúng ta không cần phải rút khỏi WTO mà chúng ta phải đẩy Trung Quốc ra ngoài.”
Quốc hội Mỹ có phê chuẩn cho Trump rút Mỹ ra khỏi WTO?
Ngày 2/7/2018, trong họp báo với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng WTO đã đối xử với Mỹ “rất tồi tệ”.
Trump nói: “WTO trong quá khứ rất tệ với Mỹ, tôi hy vọng họ thay đổi cách làm. Họ đã đối xử tồi tệ đối với Mỹ trong nhiều năm qua, và đó là lý do tại sao chúng tôi rất bất lợi tại WTO. Hiện nay chúng tôi không có kế hoạch khác, nhưng nếu WTO không thể công bằng đối với Mỹ thì chúng tôi phải hành động”. Hiện chưa thể rõ liệu Quốc hội Mỹ có phê chuẩn cho Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi WTO không, nhưng vấn đề này cũng sẽ mở ra một viễn cảnh mới.
Morric cũng chỉ trích các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm cả hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ. “Trung Quốc được điều khiển bởi những kẻ lừa đảo và du côn, một tổ chức xã hội đen được gọi là những nhà lãnh đạo quốc gia,” ông nói, bí quyết trong cuộc chiến thương mại là các nước trên thế giới cùng đoàn kết lại để xử lý vấn đề Trung Quốc.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, tiền thân là Ban thư ký của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, được thực hiện vào năm 1948.
Tính đến tháng 7/2016, WTO có tổng cộng 164 thành viên. Chức năng của WTO là để hòa giải tranh chấp, tham gia WTO không đồng nghĩa đã ký một hiệp định thương mại đa phương, nhưng tư cách thành viên có thể được sử dụng như là chiếc vé để được giảm thuế, hỗ trợ về pháp luật và tham gia vào thương mại quốc tế, đây là nền móng tổ chức và pháp lý của hệ thống thương mại, đóng vai trò quản lý và giám sát của nhiều hiệp định thương mại, là nơi giải quyết các tranh chấp và thương lượng về thương mại. Lưu lượng thương mại giữa các thành viên WTO chiếm phần lớn lưu lượng thương mại thế giới, được xem là “Liên hợp quốc kinh tế”.
Tranh cãi về WTO chủ yếu bao gồm ba khía cạnh: bỏ bê quyền lợi của người lao động, toàn cầu hoá quá mức, và các cuộc họp bí mật.
Xem nhẹ quyền lợi người lao động
Việc xem xét ưu tiên của WTO bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia, chưa chú ý đúng mức đến các quyền cơ bản của người lao động. Hiện tại, chỉ có chính phủ mới có thể đưa ra các khiếu nại chính thức tại WTO, các tổ chức công đoàn và các tổ chức nhân quyền chỉ có thể khuyến khích các nước thành viên đưa ra các khiếu nại liên quan.
Các biện pháp trừng phạt của WTO chỉ liên quan đến chính phủ và không liên quan đến các tập đoàn đa quốc gia, do đó, việc vi phạm quyền lao động của các tập đoàn đa quốc gia hiếm khi bị trừng phạt và không có hậu quả tài chính cụ thể nào. Nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, cách làm việc kiểu này chỉ tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia khổng lồ kiếm lời trên toàn thế giới.
Toàn cầu hóa quá độ
Kể từ cuối những năm 1990, quá trình toàn cầu hóa quá mức của WTO đã gây ra những phản đối. Ví dụ, nông dân Nhật Bản sợ sau khi gỡ bỏ những rào cản, sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước sẽ mất khả năng cạnh tranh, đã biểu tình phản đối. Chính phủ Nhật Bản cũng lo ngại rằng các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài sẽ là sức ép nặng nề đối với nền nông nghiệp chi phí cao của Nhật Bản.
WTO không có bất cứ đặc trưng nào tương tự như một tổ chức dân chủ: nó hoạt động bí mật, không có nghĩa vụ giải thích hành động của mình đối với các quốc gia thành viên hoặc những người khác. Hầu hết các đại diện của WTO là luật sư thương mại, thường phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp, nghiêng về lợi ích của doanh nghiệp, thường gây ra những thất vọng vô tận đối với luật môi trường địa phương và luật người lao động.
Hội nghị kín
Điều đáng bị chỉ trích nhất về WTO là “hội họp kín, còn được gọi là “Hội nghị Phòng Xanh” hoặc “Hội nghị Bộ trưởng cỡ nhỏ” (Green Room). Trong “hội nghị kín” kiểu này, một số ít quốc gia có quan tâm đến chủ đề hội nghĩ đã đồng thuận trước với nhau, sau đó thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên.
Ngoài ra, các hạn chế thuế quan quan trọng nhất trong WTO và các nghị quyết được giải quyết bởi tất cả các quốc gia thành viên không phải đạt được một cách tự do, thường bị nhiều bên chỉ trích.
Gần đây, do sự leo thang của cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, một số nước thành viên đã đưa ra đề xuất cải cách WTO. Hồi cuối tháng Năm năm nay, Tổng thống Pháp Macron cho biết rằng EU sẽ làm việc với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tại Hội nghị G20 vào cuối năm tổ chức ở Argentina, để cùng nhau phác thảo một kế hoạch chi tiết cho cải cách WTO.
Huệ Anh
TIN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM THƯỜNG TRÚ NHÂN
Trong tuần qua tìm hiểu luật pháp Hoa Kỳ có nhận được một số cuộc điện thoại của những anh chị em hiện đang là thường trú nhân có điều kiện ở Mỹ (thẻ xanh 2 năm) về việc họ bị quan chức Hải quan Mỹ hủy bỏ tình trạng thường trú nhân và chỉ cấp cho họ tình trạng du lịch tạm thời tại các sân bay quốc tế khi họ đã nhập cảnh vào Mỹ.