Chuyên gia Trung Quốc cãi: Mỹ chẳng những không thâm hụt 344 tỷ USD mà còn xuất siêu 20 tỷ
Tờ Süddeutsche Zeitung Đức ngày 1/8 cho rằng theo quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thương mại là một việc tương đối đơn giản: Hai bên cùng bán sản phẩm của nhau, ai cuối cùng kiếm được nhiều tiền hơn thì người đó thông minh hơn, thu được nhiều lợi hơn và tài giỏi hơn.
21:30 06/08/2018
Tờ Süddeutsche Zeitung Đức ngày 1/8 cho rằng theo quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thương mại là một việc tương đối đơn giản: Hai bên cùng bán sản phẩm của nhau, ai cuối cùng kiếm được nhiều tiền hơn thì người đó thông minh hơn, thu được nhiều lợi hơn và tài giỏi hơn. Vị Tổng thống Mỹ này chắc chắn cảm thấy rất tức giận đối với thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ trong quan hệ với EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, các nhà kinh tế học trên toàn thế giới đều ra sức nhấn mạnh một sự thực khác: Việc thu chi các dự án bình thường của một nước xuất hiện thặng dư hay thâm hụt không liên quan lớn đến việc có thông minh hay không hoặc hợp đồng có lời hay không. Trái lại chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác: cung cầu, quyết sách đầu tư, dân số, xu hướng dự trữ, thiếu ngân sách.
Sau khi tiến hành thống kê chính xác hơn đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung – Mỹ năm 2015, các chuyên gia kinh tế Trương Trí Uy và Hùng Dịch của Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng mặc dù Trung Quốc xuất siêu thương mại khổng lồ đối với Mỹ, nhưng khi đặt trong bối cảnh lớn hơn thì sẽ thu hẹp đến mức cực kỳ bé nhỏ.
Trước hết, cùng năm, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 499 tỷ USD, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ 165 tỷ USD. Về tổng thể, Mỹ nhập siêu 334 tỷ USD, đây là sự thực. Nhưng một điều thực tế tương tự là hàng hóa mà các công ty Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ hầu hết là sản phảm được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó được vận chuyển đến Mỹ bằng đường biển. Trong khi đó, hàng hóa của rất nhiều doanh nghiệp Mỹ tiêu thụ ở Trung Quốc phần lớn là sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Đồng thời, rất nhiều sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu đến Mỹ căn bản không phải đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, mà là sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc các nước và vùng lãnh thổ khác sản xuất tại Trung Quốc.
Nếu tính theo hai nhân tố trên thì sẽ được “tổng thâm hụt tiêu thụ” của Mỹ chỉ là 30 tỷ USD. Con số này thậm chí không bằng 1/10 con số chính thức. Dựa trên tính toán của mình, Trương Trí Uy và Hùng Dịch suy đoán, tổng thâm hụt tiêu thụ này của Mỹ thậm chí đã chuyển hóa thành xuất siêu 20 tỷ USD trong 2 năm qua.
Nguyên nhân là cùng với mức độ giàu có của Trung Quốc tăng lên, người Trung Quốc bắt đầu mua ngày càng nhiều hàng hóa Mỹ với giá cả đắt đỏ, chất lượng cao được chế tạo tại Trung Quốc. Đến nay, số lượng khách hàng điện thoại di động Apple của Trung Quốc đã vượt Mỹ, lượng tiêu thụ tại Trung Quốc của General Motors Mỹ cũng cao hơn lượng tiêu thụ tại Mỹ.
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng sâu xa đến cục diện thế giới. Ảnh: Business Standard.
Nghiên cứu cho thấy, xu thế này sẽ còn tăng cường rõ rệt trong vài năm tới, bởi vì những năm gần đây tốc độ tăng tiêu thụ của các công ty Mỹ tại Trung Quốc còn nhiều hơn 2 lần tốc độ tăng nhập khẩu của Trung Quốc đối với Mỹ. Theo tính toán của Trương Trí Uy và Hùng Dịch, đến năm 2020, xuất siêu tổng tiêu thụ của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trên 100 tỷ USD.
Hiện tượng này hoàn toàn không giới hạn ở Trung Quốc. Điều tra cho thấy, từ năm 2005 đến nay, hàng hóa các công ty Mỹ tiêu thụ ở các khu vực khác trên thế giới hàng năm nhiều hơn hàng hóa doanh nghiệp các khu vực khác trên thế giới tiêu thụ ở Mỹ. Nói chung, xuất siêu tiêu thụ của Mỹ đã từ 200 tỷ USD năm 2005 tăng đến khoảng 900 tỷ USD vào năm 2017.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nhấn mạnh, các công ty Mỹ sản xuất ở nước ngoài khiến cho thu nhập của người lao động Mỹ giảm đi. Nhưng đến luận điểm này cũng đã bị phản bác bởi các chuyên gia ngân hàng Deutsche Bank. Hai nhà kinh tế học cho rằng: “Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Mỹ cũng đã hỗ trợ thúc đẩy kinh tế và việc làm ở nước Mỹ”.
Phong Vân /
Nguồn: VietTimes
Tỉnh dậy trong đêm và khó ngủ lại: Hãy cẩn thận với căn bệnh này và khẩn trương phòng ngừa
Bạn thường xuyên tỉnh dậy vào ban đêm và khó khăn hơn trong việc ngủ ngon trở lại. Đây là những lý do ẩn đằng sau đó và giải pháp giúp bạn điều chỉnh chứng bệnh này.