Cựu đại sứ Mỹ Osius: Tôi rời ngành ngoại giao vì phản đối trục xuất người Việt

Ông Ted Osius chia sẻ chính sách về người nhập cư gốc Việt của chính quyền Trump là một trong những lý do ông rời ngành ngoại giao.

01:00 14/04/2018

Ông Osius trong cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress tháng 6/2017 trên cương vị Đại sứ Mỹ tại . Ảnh: Giang Huy.

Ông Osius trong cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress tháng 6/2017 trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ảnh: Giang Huy.

"Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016 tôi đã quyết định sẽ từ chức", cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Osius chia sẻ với VnExpress về những trăn trở khi ông rời bỏ công việc trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Donald Trump, đại diện của đảng Cộng hòa, trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 đã đánh bại đối thủ Hillary Clinton, ứng viên của đảng Dân chủ, trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Chiến thắng của ông Trump là một bất ngờ lớn với dư luận quốc tế.

Theo ông Osius, ông tự hào vì được phục vụ đất nước mình trong vai trò một nhà ngoại giao gần 30 năm. Đến khi Mỹ có chính quyền mới, mặc dù đã có ý tưởng rời bỏ sự nghiệp nhưng ông vẫn cảm thấy mình có trách nhiệm lớn với đội ngũ nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam 

"Tôi đã tuyên thệ trước Hiến pháp Mỹ nỗ lực hết sức trong vai trò của mình khi nhậm chức năm 2014 và tôi tin vào mối quan hệ lâu dài giữa và Mỹ. Do đó tôi quyết định sẽ đảm nhận cương vị đại sứ hết mức có thể, với hy vọng có thể giúp chính quyền mới của Mỹ tránh được những sai lầm lớn", ông Osius nói.

Trong suốt những tháng tiếp theo, nước Mỹ chứng kiến hàng loạt thay đổi. Chính quyền mới cuối tháng 1/2017 tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ra sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với người ở 7 quốc gia Hồi giáo, rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đầu tháng 6/2017. 

Thế rồi một ngày "sức nóng" tiến gần đến đại sứ, khi ông được Washington yêu cầu thúc giục chính phủ Việt Nam nhận lại hơn 8.000 người bị trục xuất. Hầu hết những người này đến Mỹ sau chiến tranh hồi năm 1975, bằng những con đường khác nhau và có cuộc sống ổn định ở Mỹ kể từ đó. Ông Osius lo ngại về nhiều hệ quả của chính sách này, khi trong số những người bị trục xuất, có những người chưa vượt vết thương chiến tranh. Cựu đại sứ cho rằng chính sách mới sẽ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của chính quyền Mỹ đối với Việt Nam, như giảm thâm hụt thương mại, tăng cường hợp tác quân sự và đối phó với các mối đe dọa với hòa bình ở khu vực.

"Tôi đã phản đối chính sách trục xuất , dù được yêu cầu im lặng. Tôi quyết định rằng có một lằn ranh mà tôi không thể vượt qua nếu tôi muốn giữ sự chính trực của mình. Tôi xác định mình nên phục vụ cho đất nước từ bên ngoài chính phủ", ông Osius nói.

Cơ quan quản lý và hải quan Mỹ (ICE) từ tháng 3/2017 đã mở chiến dịch truy bắt những tị nạn từng phạm tội và bị kết án ở Mỹ. ICE năm ngoái bắt giữ 71 người nhập cư gốc Việt và 35 trường hợp khác vào năm 2016. Cục điều tra dân số Mỹ ước tính có khoảng 1,3 triệu nhập cư sống tại Mỹ. Trong số này, có tới 10.000 nhập cư nhận lệnh trục xuất, nhiều trường hợp là vì mất "thẻ xanh" do từng bị kết án. Những người rời khỏi Việt Nam trước ngày 12/7/1995, thời điểm hai quốc gia nối lại quan hệ ngoại giao, cũng thuộc nhóm bị bắt giữ. 

Thời điểm ông Osius quyết tâm rời bỏ chính phủ đó là tháng 9/2017, ông nhận thấy mình không thể làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ nữa. Cũng trong lúc đó, cơ hội làm việc tại Đại học Fulbright Việt Nam xuất hiện. Ông Osius nhận được sự ủng hộ lớn từ người bạn đời Clayton Bond khi ông Bond cũng từ chức, rời bỏ công việc trong Bộ Ngoại giao Mỹ sau 16 năm. Tuy nhiên ông Bond không tiết lộ vị trí cụ thể của mình. 

Hồi tháng 1/2017, trước khi nhậm chức, nhóm chuyển giao quyền lực của tổng thống đắc cử đã yêu cầu các đại sứ được "bổ nhiệm chính trị" dưới thời Tổng thống Obama phải rời vị trí trước ngày 20/1. Theo New York Timestrong vài thế kỷ qua, khoảng 30% đại sứ Mỹ là những người được "bổ nhiệm chính trị" còn 70% đại sứ Mỹ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thăng tiến trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Người được bổ nhiệm chính trị do tổng thống, phó tổng thống hay người đứng đầu các cơ quan ban ngành đích thân đề cử. Khi đó, trả lời VnExpress, Đại sứ Osius cho biết với tư cách nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông không bị chính quyền mới yêu cầu từ chức và dự kiến công tác toàn nhiệm kỳ đến đầu tháng 11/2017 với tư cách đại sứ tại Việt Nam.

Trước khi quyết định rời khỏi Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Osius cho biết đã được chính quyền Trump đề nghị giữ vị trí nhà ngoại giao tại chỗ (Diplomat-in-Residence), là người có thể làm việc ở 16 khu vực ở Mỹ, hỗ trợ các sinh viên và nhà ngoại giao trong ngành. Ông Osius cũng được xem xét bổ nhiệm một nhiệm kỳ đại sứ ở nước khác. 

"Sự nghiệp ngoại giao đã cho tôi đặc quyền được phục vụ những gì lớn lao hơn cả bản thân: . Vì thế quyết định từ chức khiến tôi có những cảm xúc lẫn lộn", ông Osius chia sẻ. 

Đến tháng 1/2018, ông Osius và gia đình chuyển đến sinh sống tại TP HCM, chính thức đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Đại học Fulbright (FUV). Cựu đại sứ tin rằng hợp tác giáo dục giữa và Mỹ đem lại một trong những mối liên hệ mạnh mẽ nhất giữa hai nước. Tại FUV, sinh viên sẽ học cách trở thành những người giải quyết các vấn đề đầy sáng tạo, giúp xử lý những thách thức của và của cả thế giới. Trường Đại học này đề cao sáng kiến và tự do nghiên cứu.

"Mặc dù tôi rất buồn khi phải rời khỏi Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng tôi tin mình có thể đóng góp lớn vào quan hệ Việt - Mỹ bằng cách tạo nên một đại học mới dựa trên những nguyên tắc học thuật của Mỹ. Tôi tin FUV sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của và kết nối hai nước qua nhiều thế hệ", ông Osius chia sẻ.

Gia đình ông Osius trong một sự kiện tại Hà Nội năm ngoái. Ảnh: Giang Huy.

Gia đình ông Osius trong một sự kiện tại Hà Nội năm ngoái. Ảnh: Giang Huy.

Tags:
Người Việt tại Nhật “dậy sóng” với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam.

Người Việt tại Nhật “dậy sóng” với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam.

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất