Để buộc Trung Quốc thay đổi, dân Mỹ sẵn sàng chịu hao tốn thêm
Một thăm dò gần đây cho thấy nhiều người Mỹ thừa nhận cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang tác động tiêu cực tới họ, nhưng cũng từng ấy người sẵn sàng móc ví vì cần phải đương đầu với Trung Quốc.
11:30 21/09/2019
Hồi đầu tháng này, Trung tâm nghiên cứu chính trị Mỹ tại Harvard (CAPS) và Công ty thăm dò dư luận Harris Poll đã công bố khảo sát cử tri về vấn đề căng thẳng Mỹ - Trung.
Theo đó, khảo sát CAPS/Harris Poll này cho ra kết quả 63% cử tri có đăng ký bỏ phiếu trong cuộc bầu cử 2020 nói rằng thuế nhập khẩu Mỹ áp lên hàng Trung Quốc sẽ làm tổn thương nước Mỹ hơn Trung Quốc. Đồng thời, 74% cho rằng người tiêu dùng Mỹ đang gánh phần lớn thuế quan nêu trên.
Tuy vậy cũng có 67% cử tri đăng ký nói rằng cần phải đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề thương mại.
Như vậy, chiếu theo kết quả nói trên, cử tri Mỹ đang nghiêng về hướng sẵn sàng chi thêm tiền mua hàng, miễn sao chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể buộc Trung Quốc thay đổi hành vi trong giao dịch.
Khảo sát này càng được ủng hộ sau khi hai anh em David Koch và Charles Koch, nổi tiếng là "Anh em nhà Koch", mới đây thừa nhận đã sai trong cách tiếp cận với chiến lược chống lại các kế hoạch của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Anh em nhà Koch là những người có ảnh hưởng rất lớn trong việc định hình, tạo ảnh hưởng lên chính trường Mỹ lâu nay.
Họ đã chạy những chiến dịch quảng bá, chỉ trích quyết định của ông Trump về thương mại. Nhưng hôm 19-9 vừa qua, Charles Koch khẳng định sẽ phải thay đổi.
Tại một cuộc họp báo ở New York, nhân viên của Koch cho biết Koch đang muốn nhắc nhở người Mỹ rằng, họ đang phải trả thêm vài ngàn đôla cho những chiếc xe bán tải phổ biến mà họ mua, và đó là vì thuế quan của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, luận điểm ấy "không hề thấm vào người dân, vốn dĩ sẵn sàng ủng hộ luận điểm cho rằng chúng ta phải trừng phạt Trung Quốc".
Phía Koch cho hay tổ chức vận động chính trị này sẽ đưa ra một thông điệp mới, thay thế cho việc xoáy vào túi tiền của người Mỹ như đã nêu.
Nhân viên của Koch nói thêm: "Tôi cho rằng chúng tôi đã sai về việc làm thế nào để thay đổi tình hình. Chúng tôi đặt cược vào khả năng thuyết phục mọi người về tác động tiêu cực của thuế quan thông qua các hình thức bán lẻ, chạy quảng cáo, các cuộc vận động trước đám đông… và cuối cùng chúng tôi đã sai".
Ngành nail được Quốc Hội California ‘che chở’ sau khi Luật AB5 ban hành
Quốc Hội California vừa ra đạo luật AB5 và sẽ được áp dụng kể từ 1 Tháng Giêng, 2020 tới đây. Theo đó, mọi người làm việc trong các cơ sở thương mại đều được coi là “nhân viên” (employees) chứ không còn là “tư nhân độc lập” (independent contractors), làm khoán nữa, nếu công ty kiểm soát cách họ làm việc, hoặc công việc họ làm là một phần thương vụ của công ty.