Đồ uống giảm cân có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2
Đồ uống giảm cân và chất làm ngọt nhân tạo mà nhiều người đang sử dụng để cắt giảm lượng đường tiêu thụ lại chứa nguy cơ khiến người dùng phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
23:30 10/10/2018
Theo một nghiên cứu khoa học, những đồ uống có chứa hàm lượng calo thấp có thể làm thay đổi đáng kể sự hình thành vi khuẩn trong ruột. Điều này làm thay đổi cách cơ thể hấp thụ và điều hòa lượng đường trong máu. Theo các nhà nghiên cứu, theo thời gian, điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Đây là nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư Richard Young của Trường Y khoa Adelaide ở Úc. Nghiên cứu đã được tiến hành trên 29 người trẻ khỏe mạnh trong hai tuần.
Một nửa sẽ được cho sử dụng chất ngọt có chứa sucralose và acesulfame-K, tương đương với khoảng bốn lon rưỡi nước ngọt giảm cân.
Nửa còn lại được cho uống viên giả dược không chứa chất làm ngọt.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích vi khuẩn trong ruột của các tình nguyện viên và tìm thấy một sự thay đổi đáng kể ở những người đã tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo.
Khi trình bày tại Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu ở Berlin, nhóm nghiên cứu cho biết: “Hai tuần bổ sung chất làm ngọt ít calo là đủ để phá vỡ vi khuẩn đường ruột và làm trầm trọng thêm lượng đường trong máu ở những đối tượng khỏe mạnh.”
Tuy nhiên, nghiên cứu này đã vấp phải sự phản đối từ một loạt doanh nghiệp sản xuất nước ngọt. Gavin Partington, Tổng giám đốc của Hiệp hội Nước giải khát Anh, cho biết: “Chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp được an toàn và đã được tất cả các cơ quan y tế hàng đầu trên toàn thế giới chấp thuận trong nhiều thập kỷ.”
Ngọc Ánh - Tintucuc.com
Mỹ: Uống nước ngọt ở cửa hàng McDonald, tay chân mất cảm giác
Một người đàn ông ở Utah, Mỹ, khởi kiện nhân viên McDonald đã trộn chất ma túy giống như heroin vào nước uống khiến anh ta mất cảm giác ở tay chân và bất tỉnh.