Facebook: các tổ chức chính phủ Mỹ, Pháp... lợi dụng chúng tôi để tuyên truyền
Facebook đã công khai thừa nhận rằng nền tảng của họ đã bị lợi dụng bởi các tổ chức chính phủ nhằm thao túng ý kiến của công chúng ở các quốc gia - bao gồm cuộc bầu cử Tổng thống của Mỹ và Pháp - và cam kết kiềm chế những "hoạt động thông tin" như vậy.
07:59 30/04/2017
Facebook hôm thứ Năm đã mô tả các kĩ thuật được sử dụng bởi các quốc gia để phát tán thông tin dễ gây hiểu nhầm nhằm phục vụ mục đích của họ. (Ảnh: Regis Duvignau / Reuters)
Trong một bài viết của đội an ninh của công ty xuất bản vào ngày thứ Năm, Facebook đã mô tả các kĩ thuật được sử dụng bởi các quốc gia và các tổ chức khác để phát tán thông tin dễ gây hiểu nhầm và sai lệch cho mục đích chính trị. Chúng không chỉ dừng lại ở "tin giả" mà còn bao gồm "content seeding" (đưa thông tin có lợi lên trên đầu ở các bộ máy tìm kiếm: Google, Bing,...), thu thập dữ liệu và tạo các tài khoản giả để khuếch đại một quan điểm chủ quan, gieo rắc thông tin sai lệch vào các thể chế chính trị và gây hoang mang trong dư luận.
Facebook cho biết: "Chúng tôi đã mở rộng trọng tâm bảo mật của chúng tôi, từ các hành vi lạm dụng truyền thống như hack tài khoản, mã độc, spam và lừa đảo tài chính, cho đến các xâm phạm tinh vi hơn, bao gồm cả việc cố gắng thao túng các bài nghị luận của công dân và lừa đảo".
Trong nỗ lực kiềm chế các hoạt động thông tin như vậy, Facebook đã khóa 30.000 tài khoản ở Pháp trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống. Ưu tiên hàng đầu của công ty là loại bỏ các tài khoản khả nghi với nhiều hoạt động đăng tải các thông tin liên quan.
Facebook đồng thời cũng giải thích cách họ theo dõi "vài tình huống" khớp với mô hình của hoạt động thông tin trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Công ty đã phát hiện các "diễn viên" sử dụng các tài khoản mạng xã hội để chia sẻ các thông tin bị đánh cắp từ các nguồn khác như là tài khoản email "với mục đích bôi nhọ danh tiếng của một số chính trị gia cụ thể". Kĩ thuật này liên quan đến việc các trang web chứa dữ liệu bị đánh cắp sau đó tạo các tài khoản và các trang mạng xã hội để định hướng xã hội.
Cùng lúc đó, một vài tài khoản "diễn viên" tạo các tài khoản Facebook giả mạo để phóng đại các thông tin và chủ đề có trong dữ liệu bị đánh cắp.
Facebook không nói rõ dữ liệu bị đánh cắp đó là gì, nhưng chúng ta biết hơn 10.000 email đã bị hack từ tài khoản Gmail của John Podesta, chủ tịch chiến dịch bầu cử của bà Hilary Clinton, và đã bị Wikileaks phơi bày.
Facebook cũng không chỉ đích danh bất kì quốc gia nào, mặc dù họ nói rằng cuộc điều tra của công ty "không mâu thuẫn" với kết quả của một báo cáo tháng Một của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng Nga có liên quan đến kết quả của cuộc bầu cử.
Nga cũng bị cáo buộc có liên quan đến vụ tài khoản của người dẫn đầu cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp, ông Emmanuel Macron, theo như báo cáo của các nhà nghiên cứu phối hợp với công ty bảo mật Trend Micro, đã được xuất bản trong tuần này.
Facebook cam kết sẽ nỗ lực theo dõi các hoạt động cố gắng thao túng nền tảng mạng xã hội của hãng, phát triển các thuật toán mới để phát hiện các tài khoản giả mạo, chỉ cách bảo mật thông tin cá nhân cho những người có khả năng bị xâm phạm cao, và hỗ trợ các chương trình dân sự xã hội hiểu biết về phương tiện truyền thông.
"Chúng tôi nhận ra rằng, trong môi trường thông tin ngày nay, mạng xã hội đóng vai trò đáng kể trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông - không chỉ trong các sự kiện công chúng, như là cuộc bầu cử, mà còn cả trong diễn đạt hàng ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng tôi cũng nhìn ra rằng nguy cơ những kẻ có ác ý tìm đến Facebook để lừa đảo hoặc truyền bá các nội dung, quan điểm sai lệch sẽ tăng cao."
Lập tài khoản Facebook ảo, người phụ nữ bàng hoàng phát hiện cháu gái ruột lên kế hoạch giết cả gia đình mình
Một người phụ nữ ở Alabama, Mỹ bị sốc toàn tập khi biết cháu gái ruột đang sống trong nhà mình đã lên Facebook bàn kế hoạch sát hại cả gia đình cô với gã “bạn trai ảo”.