Giáo dục ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có gì khác?
Các trường Đại học của Vương quốc Anh và Mỹ đều nổi tiếng với chất lượng giáo dục được cả thế giới công nhận. Tuy nhiên, trải nghiệm văn hóa học đường ở hai đất nước này lại hứa hẹn nhiều khác biệt. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản.
06:13 15/05/2017
3 năm vs 4 năm
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống giáo dục ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anhcó lẽ là về thời lượng. Trừ ở Scotland, nơi mà chương trình đào tạo bậc cử nhân kéo dài 4 năm, các khóa học cử nhân tại Vương quốc Anh thường kéo dài 3 năm.
Nhìn chung, giáo dục ở Mỹ kéo dài hơn ở Vương quốc Anh khoảng một năm, và con số này còn dao động thường xuyên hơn ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. Ở Mỹ, thậm chí bạn cũng có thể học từ cử nhân thẳng lên thạc sĩ mà không qua thạc sĩ, trong khi ở Vương quốc Anh thì bạn sẽ phải đi theo trình tự cử nhân – thạc sĩ rồi mới đến tiến sĩ. Có sự khác biệt này là bởi vì các chương trình ở Vương quốc Anh thường tập trung hơn ở Mỹ nên thời lượng khóa học cũng “cô đọng” hơn.
Đào tạo chiều sâu vs đào tạo dàn trải
Nếu các trường Đại học ở Vương quốc Anh tập trung chủ yếu vào chiều sâu, thì ở Mỹ, sinh viên lại được đào tạo theo kiểu dàn trải. Chẳng hạn, vào năm đầu tiên, sinh viên ngành Sinh học tại Vương quốc Anh sẽ được học tất cả những kiến thức liên quan đến Sinh học, nhưng vào năm thứ hai, họ sẽ phải chọn một chuyên ngành cụ thể, đến năm thứ ba sẽ đi vào những kiến thức chuyên sâu như là Động vật học, hayDi truyền học. Ngoài ra, có thể sinh viên này phải học một trong hai nhóm môn học thuộc lĩnh vực Hóa học hay Toán, nhưng họ sẽ không phải học những môn ít liên quan như kĩ năng viết.
Trong khi đó, tại Mỹ, Khi mới vào Đại học, bạn sẽ được học những môn đại cương như ở các chương trình khai phóng, bao gồm cả nghệ thuật, ngôn ngữ, văn chương, toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả triết học.
Đổi ngành trong lúc học
Học ở Vương quốc Anh, sinh viên rất khó để đổi ngành. Khi đó, họ có xu hướng tìm đến những trường có chương trình cấp bằng kép để được học song song hai ngành.
Trong khi đó, các chương trình cử nhân tại Mỹ lại “thoáng” hơn trong việc cho phép sinh viên đổi ngành theo ý thích, đặc biệt là trong giai đoạn 2 năm đầu tiên.
Tóm lại, tại Mỹ, bạn có thể bắt đầu bằng một ngành và kết thúc bằng một ngành khác vì hệ thống giáo dục này cho phép chuyển ngành dễ dàng hơn ở Vương quốc Anh.
Tinh thần “màu cờ sắc áo”
Ở các trường Đại học ở Anh, việc tham gia các CLB xã hội và đội thể thao của trường chỉ dừng ở mức độ giải trí mà thôi, và mọi hoạt động cũng chỉ diễn ra trong khuôn khổ nhà trường.
Còn tại các trường Đại học của Mỹ, tinh thần “vì màu cờ sắc áo” của sinh viên lại có phần mạnh mẽ hơn. Nếu bạn tự hỏi rằng những sân vận động đầy ắp cổ động viên trong các phim học đường ở Mỹ có bao nhiêu phần trăm là thật thì câu trả lời là 100%. Nhiều trường còn có cả ban nhạc, đội cổ vũ, linh vật riêng, và đội thể thao của trường thậm chí còn nhận được sự cổ vũ của cả thị trấn cho mỗi lần tham gia thi đấu.
Vừa học vừa làm thêm
Hiện tại, du học sinh vẫn có thể làm thêm tại Vương quốc Anh. Theo quy định hiện hành, bạn có thể làm việc 20 giờ/tuần trong năm học và toàn thời gian vào kỳ nghỉ (với điều kiện bạn là sinh viên bậc đại học (dự bị Foundation, BA, Bsc, Beng, LLB) hoặc sau đại học.
Ở Mỹ, là sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn, thậm chí là bị trục xuất. Bạn có thể tìm gặp Đại diện Sinh viên Quốc tế để được tư vấn kỹ càng hơn. Nhìn chung, các loại hình làm việc trong thời gian học tập tại Mỹ đối với loại visa F-1 là On-campus (Làm việc tại trường), Off-campus (Làm việc ngoài trường), OPT (Tập huấn không bắt buộc), CPT (Tập huấn bắt buộc), Economic Hardship (Gặp khó khăn tài chính) và International Institutions (Tổ chức quốc tế).
BOSTON: Mẹ mất việc, con giúp mẹ thực hiện ước mơ trọn đời
Anh Sian-Pierre Regis đang ở Paris thì mẹ để lại một tin nhắn mà có lẽ anh sẽ không bao giờ quên: “Mẹ mới bị đuổi việc, chỉ báo cho con biết vậy thôi. Gọi cho mẹ. Bye.”