Hàng triệu ngôi nhà của Mỹ có nguy cơ bị “nhấn chìm” trong vòng 30 năm tới
Theo một báo cáo gần đây của Liên minh các nhà khoa học, có tới 311.000 ngôi nhà ở các khu vực ven biển của Hoa Kỳ có thể bị nhấn chìm trong vòng 30 năm tới.
08:30 26/06/2018
Những con số đáng ngạc nhiên này lặp lại báo cáo năm 2017 từ cùng một nhóm cho biết trong vòng 15 đến 20 năm tới, hàng trăm ngàn ngôi nhà ở Mỹ có thể bị biến mất.
Nghiên cứu bổ sung trong năm qua đã cho phép các nhà khoa học tiến xa hơn, xác định các ngôi nhà trong các cộng đồng có thể bị biến mất. Bên cạnh đó họ còn ước tính được lượng tài sản thiệt hại thông qua dữ liệu được cung cấp bởi công ty bất động sản trực tuyến Zillow.
Florida, New York và New Jersey có thể là khu vực mất nhiều nhà nhất.
Ở Florida, ước tính có khoảng 1 triệu ngôi nhà, hoặc hơn 10% tài sản nhà ở của tiểu bang, sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Con số này ước tính khoảng 351 tỷ đô la thiệt hại.
Thị trưởng Nam Miami Philip Stoddard cho biết thành phố đang trải qua trận lụt thường xuyên do biến đổi khí hậu và ông lo ngại rằng tác động tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư trong tương lai.
Stoddard nói: “Các công ty có ý định đầu tư đã cân nhắc tới vấn đề nước biển dâng cao.”
Trong khi đó New York và New Jersey có thể mất gần 400.000 ngôi nhà và hơn 200 tỷ USD trong giá trị tài sản.
Toàn bộ khu vực bờ biển của Mỹ bị đe dọa có thể mất tới 2,5 triệu ngôi nhà dẫn tới mức thiệt hại là hàng nghìn tỷ đô la vào cuối thế kỷ này. Los Angeles và Houston cũng phải đối mặt với con số tương tự.
"Thật không may, trong những năm tới, nhiều cộng đồng ven biển sẽ phải đối mặt thiệt hại trầm trọng", Rachel Cleetus của Liên minh Khoa học Concered nói.
Nhưng nếu phát thải khí nhà kính tiếp tục ở mức hiện tại, theo nghiên cứu trong tuần trước về Nature, Hoa Kỳ phải đối mặt với một mức giá 1 nghìn tỷ đô la từ thiệt hại bờ biển từ mực nước biển dâng.
Ngọc Ánh/Tinnuocmy.com
Dân Little Saigon bán ‘ve chai’ để bảo vệ môi trường
“Ve chai” là từ ngữ thường được sử dụng tại Việt Nam từ trước tới nay. Sang Mỹ này, ngày nay, không còn nhiều người dùng từ này nữa, mà họ gọi là “đồ tái chế.” Đồ tái chế được mua lại, đem đi tái chế, để tái sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các công ty thường được chính quyền tài trợ để thu mua những thứ này, đem về tái chế, vừa tạo thêm việc làm, vừa bảo vệ môi trường.