Hậu quả nếu Mỹ 'n.ổ ph át sú.ng đầu tiên' can thi ệp vào Venezuela

Washington dường như coi Venezuela là khởi đầu cho chiế.n lược c.an th.iệp mới ở Nam Mỹ, nhưng có thể để lại những hậ.u qu.ả nặng nề.

06:30 02/02/2019

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (áo xanh, giữa) cùng các binh sĩ, sĩ quan quân đội tại một căn cứ quân sự. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (áo xanh, giữa) cùng các binh sĩ, sĩ quan quân đội tại một căn cứ quân sự. Ảnh: Reuters.

Ba ngày sau khi thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự phong là "tổng thống lâm thời" nhằm lật đổ Tổng thống hợp hiến Nicolas Maduro, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 26/1 kêu gọi các quốc gia "chọn phe" và "đứng về phía các lực lượng tự do". Kể từ đó, Mỹ gia tăng áp lực với Venezuela và tuyên bố mọi phương án, kể cả can thiệp quân sự, đều được tính tới.

Sau nhiều năm rơi vào khủng hoảng kinh tế, Venezuela đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng chính trị khi cuộc đối đầu giữa Maduro và Guaido có thể làm bùng phát bạo lực bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong một bài viết trên NYTimes, giáo sư Patrick Iber thuộc Đại học Wisconsin cho rằng Mỹ không có bất cứ vai trò mang tính xây dựng nào trong cuộc khủng hoảng này và sự can thiệp dưới mọi hình thức của Washington đều có thể dẫn tới những hậu quả tồi tệ.

Theo Iber, một số người dân Venezuela có thể bất mãn với chính sách điều hành khiến nền kinh tế kiệt quệ của Maduro, nhưng điều dễ nhận thấy là họ không bao giờ coi Mỹ là một đối tác đáng tin cậy cho nỗ lực thay đổi tình hình. Những tuyên bố, hành động của Tổng thống Donald Trump và các cố vấn mang tư tưởng diều hâu trong chính quyền của ông tới nay càng củng cố điều này và gợi nhớ về lịch sử những cuộc can thiệp của Washington ở Mỹ Latin.

Trong suốt thế kỷ 20, Mỹ thường xuyên can thiệp vào công việc nội bộ của các Latin, khu vực bị Washington coi là "sân sau" của mình. "Tôi sẽ dạy cho các nước cộng hòa Nam Mỹ cách bầu được người tốt", tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson tuyên bố năm 1913. Các đời tổng thống khác của Mỹ cũng luôn tự tin rằng họ biết cách cải thiện tình hình chính trị trong khu vực, nhưng kết quả thường là sự hỗn loạn, mất dân chủ, thậm chí là bạo lực kéo dài.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tình báo Mỹ thường bí mật hỗ trợ phe đối lập chống lại các chính phủ cánh tả ở Mỹ Latin. Năm 1954, CIA huấn luyện một nhóm vũ trang để lật đổ tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz, chỉ vì ông này tịch thu đất đai của Công ty Hoa quả Mỹ để chia lại cho người dân.

Năm 1964, Lyndon Johnson sẵn sàng các động thái ủng hộ quân đội Brazil đảo chính lật đổ tổng thống Joao Goulart, nhưng cuộc binh biến sau đó diễn ra mà không cần tới sự hỗ trợ của Mỹ. Đầu thập niên 1970, chính quyền Richard Nixon tiến hành chiến dịch phá hoại chính phủ của tổng thống Chile Salvador Allender trước khi ông này bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.

Trong những cuộc can thiệp này, Mỹ đóng vai trò thúc đẩy tiến trình thay đổi chế độ và coi đây là "sự phục hồi dân chủ". Nhưng sau cuộc đảo chính, Guatemala phá bỏ mọi cải cách về nông nghiệp và kinh tế trước đó, dẫn tới nhiều thập kỷ xung đột liên miên. Brazil trải qua 21 năm dưới chế độ độc tài quân sự, trong khi chính quyền quân sự Chile tồn tại suốt 17 năm, với tra tấn và đàn áp là các công cụ cai trị chủ yếu.

Sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ bắt đầu tập trung vào cuộc chiến chống phiến quân ở Trung Đông và "bỏ bê" Mỹ Latin trong một thời gian dài. Nhưng Trump gần đây ra lệnh giảm bớt hiện diện quân sự đáng kể ở Trung Đông, cho thấy Washington dường như đang thay đổi chiến lược của mình và tập trung trở lại với "sân sau" Nam Mỹ.

Thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự phong là tổng thống lâm thời hôm 23/1. Ảnh: AP.

Thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự phong là "tổng thống lâm thời" hôm 23/1. Ảnh: AP.

Tờ WSJ ngày 30/11 đăng bài viết dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao ở cho biết Mỹ đang thực thi một chiến lược mới nhằm gia tăng ảnh hưởng ở Mỹ Latin, trong đó nỗ lực can thiệp để lật đổ Tổng thống Maduro là "phát súng đầu tiên". Các mục tiêu tiếp theo của Mỹ nhằm "tái định hình" khu vực này chính là Nicaragua và Cuba, nhằm loại bỏ mọi lợi ích và ảnh hưởng của Nga, Iran lẫn Trung Quốc khỏi Nam Mỹ.

Chiến lược này được cho là một bản sao của kế hoạch "Trung Đông Mới" được ngoại trưởng Mỹ Condeleeza Rice đưa ra vào năm 2006, nhằm vẽ lại bản đồ Trung Đông theo hướng có lợi cho Washington. Tuy nhiên, những xung đột và khủng hoảng triền miên ở khu vực này nhiều năm sau đó đã cho thấy kế hoạch "Trung Đông Mới" đã thất bại thảm hại, với hậu quả mà nó để lại là những quốc gia bị tàn phá nghiêm trọng và đắm chìm trong bạo lực.

Trump gần đây bổ nhiệm Elliott Abrams, người nhiệt thành ủng hộ các hoạt động can thiệp ngầm ở Nam Mỹ, làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Venezuela. "Tôi là người có tư tưởng chống cách mạng từ lâu", Abrams từng tuyên bố vào năm 1986.

Hiện vẫn chưa rõ Mỹ đã nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở Venezuela đến mức độ nào. Thủ lĩnh đối lập Guaido được cho là đã bí mật gặp các quan chức Mỹ, Colombia và Brazil hồi tháng 12 và thừa nhận đã vài lần trao đổi qua điện thoại với . Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận Guaido là "tổng thống Venezuela" trước khi một loạt quốc gia khác theo chân.

Tuy nhiên, Iber cho rằng phe đối lập Venezuela đang chơi một canh bạc rất mạo hiểm khi dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ để thực hiện kế hoạch giành quyền lực của mình. Mỹ luôn sẵn sàng ra tay "giúp đỡ" trong những tình huống như vậy, nhưng lịch sử Mỹ Latin cho thấy cách làm này của Washington chỉ "lợi bất cập hại".

Maduro có thể coi hành động can thiệp của Mỹ làm đòn bẩy để kêu gọi sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế dưới lá cờ "chống chủ nghĩa đế quốc". Sự can thiệp từ bên ngoài cũng sẽ khoét sâu mâu thuẫn trong lòng xã hội Venezuela, hủy hoại tinh thần hòa giải dân tộc, thứ đóng vai trò trọng yếu cho một giải pháp hòa bình ở quốc gia này.

Hàng triệu người ủng hộ phong trào Bolivar ở Venezuela, trong đó chủ yếu là dân nghèo, sẽ không bao giờ chấp nhận một cuộc xâm lược của ngoại bang và sẽ cầm súng chống lại ngay cả khi quân đội chính quy của Venezuela bị đánh bại trong một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ.

Binh sĩ Venezuela trong một cuộc duyệt binh năm 2015. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Venezuela trong một cuộc duyệt binh năm 2015. Ảnh: Reuters.

"Mỹ có thể dễ dàng tấn công xâm lược Venezuela, nhưng cuộc chiếm đóng sau đó sẽ là vấn đề hoàn toàn khác. Lầu Năm Góc đã nếm trải điều này ở Iraq và nhiều khả năng sẽ phản đối việc điều quân đến Venezuela", các bình luận viên của WSJ viết.

Trong trường hợp sự can thiệp bằng nhiều hình thức của Mỹ, trong đó không loại trừ một chiến dịch quân sự, dẫn tới sự thay đổi chế độ ở Venezuela, các cố vấn mang tư tưởng diều hâu trong chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục can dự sâu hơn trong việc lựa chọn các gương mặt trong chính quyền mới. Lãnh đạo mới của Venezuela sẽ buộc phải tuân theo những chỉ đạo này, điều có thể gây tổn hại sâu sắc đến lòng tin và quá trình hòa giải của đất nước.

"Tình hình ở Venezuela hiện nay là rất khó khăn và người dân nước này có thể muốn có sự thay đổi nào đó để cuộc sống tốt đẹp hơn", Iber nhận định. "Nhưng họ không cần Mỹ, nước có lịch sử lâu dài gieo hỗn loạn ở Mỹ Latin, nhúng tay vào quá trình này".

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Tổng thống Venezuela nói tối hậu thư của các nước châu Âu là 'xấc xược'

Tổng thống Venezuela nói tối hậu thư của các nước châu Âu là 'xấc xược'

Maduro bác bỏ việc 5 nước châu Âu đòi Venezuela tổ chức bầu cử trong vòng 8 ngày, khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất