Hè này đi du lịch bạn sẽ không lo "mù" tiếng nước ngoài nữa, vì người Nhật vừa chế tạo thành công bánh mì chuyển ngữ như của Doraemon

Nếu đã từng đọc bộ truyện tranh Doraemon, hẳn bạn sẽ biết đến món bảo bối có tên "bánh mì chuyển ngữ" - chỉ cần ăn vào là hiểu được nhiều thứ tiếng khác nhau. Giờ đây, khi công nghệ đã phát triển, món bảo bối này đã trở thành hiện thực dưới bàn tay của người Nhật Bản.

03:49 16/06/2017

Mùa du lịch đang đến gần, đây là dịp để người trẻ "vi vu" tới các vùng đất mới, vừa là khám phá, trải nghiệm, vừa là cơ hội để cảm nhận "hồn người" trên khắp năm châu.

Vui thú là vậy, nhưng không ít bạn trẻ đang gặp phải một rào cản rất lớn khi đi du lịch, đặc biệt là khi đặt chân tới các quốc gia khác nhau, đó là "mù tiếng".

Không biết tiếng nước ngoài, chúng ta gần như không thể giao tiếp. Thậm chí, trong một số trường hợp, người trẻ còn gặp phải không ít rắc rối khi đi du lịch ở ngoại quốc. Vô hình trung, điều này phần nào sẽ làm giảm đi những trải nghiệm thú vị đáng có.

Nắm được nhu cầu nói trên, một công ty công nghệ Nhật Bản có tên Logbar đã cho ra đời một thiết bị có khả năng phiên dịch lại câu nói của người dùng tức thời thành nhiều thứ tiếng khác nhau.

Và nếu bạn đã từng đọc qua bộ truyện tranh Doraemon, hẳn sẽ biết đến món bảo bối có tên "bánh mì chuyển ngữ", thì thiết bị nói trên có công dụng tương tự như vậy.

Hè này đi du lịch bạn sẽ không lo "mù" tiếng nước ngoài nữa, vì người Nhật vừa chế tạo thành công bánh mì chuyển ngữ như của Doraemon

Được biết, thiết bị chuyển ngữ này có tên gọi cụ thể là "ili". Thiết bị có hình dáng tương tự một chiếc máy ghi âm. Chỉ cần người dùng nói vào máy, chọn tiếng là "ili" sẽ phiên dịch tức thời ra ngôn ngữ mong muốn.

Điểm thú vị là "ili" có kích thước khá nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, phù hợp với nhu cầu đi du lịch đây đó của người trẻ hiện tại.

Đặc biệt, thiết bị này vẫn có thể hoạt động mà không cần đến tín hiệu di động, hay sóng wifi không dây, nên có thể sử dụng ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất.

Theo thông tin từ phía nhà sản xuất, hiện máy chuyển ngữ "ili" đang áp dụng với 3 ngôn ngữ phổ biến là: tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc. Một số ngôn ngữ khác sẽ được công ty bổ sung trong tương lai.

Giá bán của mỗi chiếc máy như vậy khoảng 200 USD - tương đương 4,5 triệu đồng, dự kiến sẽ chính thức mở bán tại Mỹ vào mùa hè này.

Tags:
Dùng trí tuệ nhân tạo duyệt bình luận, New York Times có tạo ra cuộc cách mạng cho báo chí?

Dùng trí tuệ nhân tạo duyệt bình luận, New York Times có tạo ra cuộc cách mạng cho báo chí?

Tờ báo lâu đời của Mỹ đang hợp tác với Google trong việc kiểm soát nội dung các bình luận trên trang điện tử thông qua một phần mềm tự học được mô tả là ưu việt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất