Hết bối rối với 9 cặp từ dễ nhầm lẫn sau
Hầu hết mọi người đều bị nhầm lẫn các từ vựng này với nhau, ngay cả đối với người bản xứ. Chúng ta cùng ôn tập nhé!
22:00 19/08/2018
1. Lose and Loose
Lose (v) – /luːz/: mất, thất bại
Ví dụ:
If we don’t practice harder, we will lose the game.
Nếu chúng ta không chăm chỉ tập luyện, chúng ta sẽ thua trận đấu.
Loose (adj) – /luːs/: lỏng lẻo, trùng, lùng thùng
Ví dụ:
I like this dress because it’s loose and so comfortable.
Tớ thích chiếc váy này vì nó rộng rãi và thoải mái.
Cách phát âm chỉ khác nhau ở âm “s” và ”z” nên mọi người rất hay nhầm lẫn.
2. Resign and Re-sign
Resign (v) – /rɪˈzaɪn/: từ chức, miễn nhiệm
Ví dụ:
I resign the job because I don’t like that job.
Tôi xin thôi việc vì tôi không thích công việc đó.
Re-sign (v) – /rɪˈsaɪn/: ký lại hợp đồng, đi làm lại
Ví dụ:
I love my current job, so I re-signed for another 2 years.
Tôi yêu thích công việc hiện nay, nên tôi đã ký lại hợp đồng trong 2 năm tiếp theo.
Hai từ chỉ khác nhau ở gạch nối và các phát âm chữ “s”, nhưng nghĩa của chúng lại trái ngược nhau.
3. Advice and Advise
Advice (n) – /ədˈvaɪs/: lời khuyên
Ví dụ:
My mom always gives me best advice.
Mẹ luôn cho tôi lời khuyên tốt nhất.
Advise (v) – /ədˈvaɪz/: đề nghị
He advises me to invest money in stock market.
Anh ấy khuyên tôi đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán.
Chúng có nghĩa tương tự nhau, chỉ khác nhau trong cách phát âm chữ “s” và một từ là động từ và từ kia còn lại là danh từ.
4. Affect and Effect
Affect (v) – /əˈfekt/: ảnh hưởng tới, tác động tới
Effect (n) – /ɪˈfekt/: kết quả, hậu quả
Ví dụ:
People are all affected by the effect of human right violation.
Tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng từ hậu quả của việc vi phạm nhân quyền.
Hai từ vựng chỉ khác nhau trong cách phát âm và cũng rất hay gây nhầm lẫn.
5. Compliment and Complement
Compliment (v,n) – /ˈkɑːm.plə.mənt/: ca ngợi, khen tụng, lời ca ngợi
Ví dụ:
They compliment on his kindness.
Họ ca ngợi lòng tốt của anh ấy.
Complement (v,n) – /ˈkɑːm.plə.ment/: bù đắp, bổ sung, phần bù, phần bổ sung
These shoes really complement your costum.
Đôi giày này thực sự rất hợp với trang phục của bạn.
Hai từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
6. Disinterested and Uninterested
Disinterested (adj) – /dɪˈsɪn.trə.stɪd/: không hứng thú, thờ ơ
Ví dụ:
Kids want to play outside and are disinterested in studying.
Lũ trẻ chỉ muốn chơi đùa ở ngoài mà hoàn toàn không quan tâm gì tới việc học hành.
Uninterested (adj) – /ʌnˈɪn.tɚ.es.tɪd/: vô tư, công tâm
The outsiders usually have an uninterested look than the insiders.
Người ngoài cuộc thường có cái nhìn công tâm hơn người trong cuộc.
Mọi người rất hay nhầm lẫn rằng chúng là từ đồng nghĩa nhưng hai từ này có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
7. Bear and Bare
Bear (v) – /ber/: chịu đựng, chống đỡ, sinh sản, sinh lợi
Ví dụ:
Don’t stand on that chair, it can’t bare your weigh.
Đừng đứng lên cái ghế đó, nó không chịu được sức nặng của cậu đâu.
Bare (v,n) – /ber/: trần trụi, ở trần, khám phá ra, hiển lộ ra
Ví dụ:
She bares her arm to show her new tattoo.
Cô ấy để trần cánh tay để khoe hình xăm mới.
8. Further and Farther
Further (adv) – /ˈfɝː.ðɚ/: xa hơn (cả về khoảng cách địa lý lẫn những tình huống phức tạp hơn như tầm nhìn, triển vọng, …)
Ví dụ:
Her vision is further than anyone else in company.
Tầm nhìn của cô ấy xa hơn bất kỳ ai trong công ty. (chỉ dùng further)
Farther (adv) – ˈfɑːr.ðɚ/: xa hơn (chỉ dùng để chỉ khoảng cách địa lý)
Ví dụ:
The distance from the house to the market is farther (further) than I thought.
Khoảng cách từ nhà tới chợ xa hơn tớ nghĩ. (có thể dung cả further và farther)
Hai từ này rất dễ nhầm lẫn vì cách phát âm và nghĩa cũng khá giống nhau. Tuy nhiên có rất nhiều sự khác biệt trong các tình huống sử dụng.
9. Hanged and Hung
Hanged – /hæŋ/: treo cổ
The judge sentenced the murderer to be hanged.
Toà án đã kết tội tên sát nhân phải bị treo cổ.
Hung – /hʌŋ/: treo
Ví dụ:
I hung the picture on the wall.
Tôi treo bức ảnh lên tường.
Cả hai đều là quá khứ của động từ “hang” nhưng hanged chỉ là quá khứ của “hang” khi có nghĩa là treo cổ.
Thuần Thanh
Phở Việt - Kỳ 1: Khởi nguồn của phở
Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia. Người Ý tự hào với bánh pizza, người Hoa tự hào với bánh bao, người Nhật có sushi... Còn Việt Nam, đó chính là phở!