Làm sao để tránh đóng thuế cao ở Mỹ? 11 lỗi người khai hay mắc phải
Chỉ còn vài tháng, chúng ta sẽ đón chào một năm mới và mỗi đầu năm như vậy đều gợi nhớ vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến cách tiết kiệm những đồng tiền đầy mồ hôi, nước mắt kiếm được bằng cách hoạch định khai thuế để tránh đóng thuế cao hợp pháp.
20:59 26/10/2023
Luật thuế Hoa Kỳ rất phức tạp và thay đổi liên tục, nên không mấy ai để ý đến cách áp dụng đúng luật, cho tới giờ chót lúc khai thuế cận kề mới để ý tới thì quá muộn, đành phải chịu đóng những khoản tiền lẽ ra tránh được.
Cần xác định rõ quan điểm của chính phủ là chỉ muốn người dân đóng cho đúng số tiền thuế theo qui định, chứ không phải đóng nhiều hơn. Quan điểm này đã được chứng minh rõ qua nhiều vụ xét xử tại tòa án thuế, theo đó các vị chánh án thường tuyên bố rằng bất cứ ai khai giảm thuế trong giới hạn qui định luật thuế, đều được chấp nhận.
11 lỗi người khai hay mắc phải
– Suốt cả năm, mấy ai để ý đến thuế cho tới khi chuẩn bị khai thuế mới lúng túng, không nắm vững những yếu tố khai giảm được, nên thiếu tài liệu làm bằng chứng và đôi khi còn không để dành đủ tiền để đóng.
– Không suy xét hay cân nhắc đến ảnh hưởng thuế mỗi khi làm ra quyết định quan trọng liên quan đến tiền bạc như mua bán nhà cửa, cơ sở địa ốc thương mại hoặc đầu tư chẳng hạn, nên bỏ lỡ các mục có thể khai bớt thuế.
– Không để ý đến khoản tiền thuế trừ sẵn (Tax Withholding) ít quá hay nhiều quá, kể cả thuế liên bang hay tiểu bang.
– Không biết tận dụng lợi điểm của các mục miễn thuế (Tax Free) hay các mục hoãn thuế (Deferred Tax).
– Không chỉnh lại mẫu W-4 mỗi khi có thay đổi tình trạng gia cảnh như: kết hôn, ly dị…nên mức thuế trừ sẵn khác xa với số thuế phải đóng thực sự.
– Không giữ đủ biên lai các khoản chi tiêu khai giảm được (Deductible Expenses).
– Không có kế hoạch bảo vệ tài sản, nên khi qua đời, tài sản vẫn có thể bị đánh thuế nếu vượt quá giới hạn miễn trừ theo luật thuế và mức miễn trừ này thay đổi hàng năm.
– Không để ý đến các khoản quyên tặng từ thiện, kể cả tiền mặt lẫn hiện vật.
– Khai giảm các khoản lãi không hợp lệ. Ví dụ khai tiền lãi trả cho các thẻ tín dụng, thay vì chỉ được khai giảm do lãi của tiền vay mua nhà.
– Không để ý khi hội đủ tiêu chuẩn khai thuế thay thế tối thiểu ATM (Alternative Minimum Tax) để được hưởng mức thuế thấp hơn. nhất là khi khai thu nhập tăng do đầu tư.
– Quên hay không biết khai các mục thuế cho (Tax Credits) hay mục có thể khai giảm hợp pháp (Allowable Deductions).
Không phải năm nào cũng khai thuế giống nhau. Thường có rất nhiều biến cố hay sự việc tạo ảnh hưởng thay đổi, khác đi với thuế khai trong năm đó, khiến người khai cần phải xét lại nếu gặp trường hợp sau đây:
– Vay tiền.
– Định trả dứt một món nợ.
– Về hưu hay dự định về hưu.
– Mua bán cổ phiếu hay trái phiếu.
– Kết hôn hay ly dị.
– Mua bán nhà.
– Tặng vật phẩm lớn cho con cái, thân nhân.
– Dự định dọn nhà.
– Dự định hay mua bán khởi sự một nghiệp vụ hoặc cơ sở thương mại.
– Xuất tiền túi ứng làm công tác phí khi đi công tác cho công ty.
– Mua hay bán đi một dụng cụ dùng vào thương mại.
– Giữ trong tay một giấy nợ không đòi được.
– Dự định cho từ thiện một tặng phẩm lớn.
– Mua bán mọi loại bất động sản.
– Trả hay sắp phải trả một chi phí y khoa lớn như giải phẫu hoặc nằm nhà thương.
– Lãnh một lúc món tiền hưu trí lớn thay vì chỉ được nhận tiền tháng.
– Trả hay sắp trả những món tiền lớn chi phí giáo dục như tiền trường và sách vở.
Để tối đa việc giảm thuế, cần tránh những lỗi sơ sót như đã nêu trên, đồng thời khai thác một kế hoạch khai thuế sao cho phù hợp tình cảnh của mình trong năm đó. Kế hoạch này nên áp dụng những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: lúc nào thuận tiện nhất để hoàn tất hành động có ảnh hưởng đến thuế?
Thứ hai: làm cách nào để giảm bớt gánh nặng thuế? Có những giải pháp nào có thể thi hành được?
Thứ ba: kéo dài tối đa những khoản tiền được trì hoãn mà không bị phạt.
Thứ tư: ghép lợi tức cao tính chung với những mục chi phí cao nếu có thể được.
Để ý đến bậc thuế (Tax Bracket) hiện hữu mỗi khi quyết định gì, vì thu nhập chỉ cần vượt đỉnh chút là sẽ nâng lên bậc cao hơn và tiền kiếm thêm có thể phải trả thuế từ 10% tới hơn 35%.
Những cách lập kế hoạch tránh thuế thông dụng nhất
– Đầu tư tối đa vào những quỹ hưu bổng được trì hoãn như IRAs, Keoghs, hay 401(k)
– Tìm cách mở thêm tất cả mọi loại quỹ hưu IRA thí dụ như chương trình Roth IRA và IRA Giáo Dục (Education IRA).
– Mở trương mục IRA cho vợ hoặc chồng.
– Để ý mở các trương mục đầu tư đồng niên (Annuities).
– Để ý mua bảo hiểm nhân thọ có giá trị tiền mặt với tiền lời được trì hoãn (Tax Deferred Cash Value Whole Life Insurance).
– Nếu trong năm có mục nào bị lỗ hay thiệt thòi thì chuyển lợi nhuận vào cùng năm ấy để khai tối đa số tiền được xuất sổ (Write-Off).
– Mua các loại trái phiếu chính phủ được miễn thuế. Ngoài ra, còn nhiều phương cách tránh thuế khác tùy theo hoàn cảnh của mỗi người.
Nữ sinh Việt kể cú sốc khi mới sang Anh: Thấy xấu hổ mỗi lần mở cửa xe taxi, giật mình khi nhìn đồng hồ
Trong video đăng tải trên kênh TikTok cá nhân, cô nàng đã chia sẻ những điều mình trải qua trong những ngày đầu du học tại London.