Liệu có tốt khi quá giữ vệ sinh cho trẻ ?
Ngày nay các bậc cha mẹ thường có xu hướng giữ cho trẻ nhỏ sạch sẽ một cách tuyệt đối vì sợ chúng nhiễm khuẩn hay mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Liệu điều đó có đúng đắn cho sự phát triển sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ ?
23:00 23/04/2017
Khi núm vú giả của một em bé sơ sinh bị rơi xuống đất, liệu nó có bị vứt đi hoặc đun sôi để khử trùng hay lại được đưa vào miệng đứa bé như một phản xạ bình thường ?
Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên lo lắng về việc vi trùng và bụi bẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường miệng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có rất nhiều "giả thuyết về vệ sinh", cho thấy rằng việc tiếp xúc với vi trùng và vi sinh vật trong thời thơ ấu sẽ có ích cho trẻ nhỏ vì nó giúp phát triển hệ miễn dịch.
Khi chúng ta nói về giả thuyết vệ sinh, chúng ta có thể thấy rằng con người ngày càng ít bị phơi nhiễm với vi trùng và chất bẩn. Chúng ta đang nói về việc sống trong một thế giới tương đối sạch sẽ và được kiểm soát, thậm chí những đứa trẻ thường xuyên nhặt đồ rơi dưới đất và đưa lại vào miệng mà không bị phơi nhiễm hay bị vi khuẩn xâm nhập.
Jack Gilbert, giám đốc Trung tâm Vi sinh vật học đồng thời là một giáo sư phẫu thuật tại Đại học Chicago, nói: "Môi trường là nơi mà con cái chúng ta lớn lên.” Ông là một trong những tác giả của nghiên cứu nổi tiếng năm 2016 trên Tạp chí Y học New England khi đã so sánh hồ sơ miễn dịch của trẻ Amish, những đứa trẻ lớn lên ở các trang trại và trẻ em Hutterite, những đứa trẻ sống trong vùng công nghiệp. Amish được miêu tả là vùng có nhiều vi khuẩn hơn nhưng những đứa bé sống ở đó lại có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn.
Tiến sĩ Gilbert là đồng tác giả với Rob Knight và Sandra Blakeslee sẽ xuất bản một cuốn sách về chủ đề này vào tháng 6 có tên gọi " Lợi ích của vi khuẩn cho sự phát triển của hệ miễn dịch “
Trong thế kỷ vừa qua, vì hiểu rằng các vi khuẩn sẽ gây bệnh, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa các loài khuẩn . " Chúng ta cố cách li thật xa chúng với suy nghĩ sợ mắc bệnh ."
Và điều đó cũng đem lại nhiều kết quả khả quan. Không còn nghi ngờ gì về việc tăng cường vệ sinh đã cứu được nhiều trẻ em khỏi bệnh tật và tử vong. Tuy nhiên loại sữa không được khử trùng ( sữa mẹ ) lại có vai trò chính trong việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp cho hàng triệu trẻ em phát triển.
Bà Maria Gloria Dominguez-Bello, một nhà sinh thái học, đồng thời là phó giáo sư của Chương trình Vi khuẩn Con người tại Trường Y khoa Đại học New York, cho biết: "Tất cả các động vật có vú đều chứa nhiều vi khuẩn ngay trong ống sinh sản. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, thời gian cho con bú thường là điều kiện tiếp xúc với môi trường thấp hơn, nhưng sau khi cai sữa, trẻ sơ sinh sẽ có thời gian tương tác nhiều hơn với các vi khuẩn xung quanh chúng. “
Tiến sĩ Dominguez-Bello cho biết: " Khi không còn bú sữa mẹ, trẻ nhỏ bắt đầu quá trình “ thăm dò “ môi trường xung quanh. Điều đó xảy ra với tất cả các động vật có vú bao gồm cả con cái chúng ta. Chúng sẵn sàng cho vào miệng tất cả những gì chúng tìm thấy “
Những thói quen hiện đại của con người, có thể gây trở ngại cho sự phơi nhiễm sớm, ví dụ như : Trẻ sơ sinh có thể được sinh ra bởi mổ lấy thai, mà không phải tiếp xúc với vi khuẩn ; Chúng có thể được cho bú bình sát khuẩn thay vì cho bú mẹ; Ngủ cách li với cha mẹ khi còn bé và chúng có thể được điều trị bằng kháng sinh cho một loại nhiễm trùng. Trong khi đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên, và khuyên trẻ nên ngủ cùng phòng với bố mẹ.
Trong một nghiên cứu công bố vào năm 2016, Tiến sĩ Dominguez-Bello cùng các nhà khoa học đã mô tả sự phát triển của vi khuẩn đối với một nhóm trẻ ở Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu của mình ở lưu vực Amazon ở Nam Mỹ, bà nói bà đã phát hiện ra trong những ngôi nhà nông thôn và những túp lều, hầu hết các vi khuẩn đều có liên quan đến môi trường xung quanh. Trong những bối cảnh như vậy người mẹ mang thai hay trẻ nhỏ ngủ cùng cha mẹ đều bị phơi nhiễm vi khuẩn từ thực vật và đất.
"Điều gì xảy ra khi chúng ta giảm bớt sự phơi nhiễm với vi khuẩn bên ngoài môi trường. Đó là lúc chúng ta trở thành nguồn chính của vi khuẩn da, miệng và dần trở thành đối tượng phát ra vi khuẩn ", cô nói.
Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu các hậu quả của môi trường nhân tạo, thậm chí là môi trường được xây dựng "hợp vệ sinh" hay hiện đại hơn.
Marsha Wills-Karp, giáo sư về y tế và kỹ thuật môi trường tại Trường Y tế công cộng Bloomberg, Đại học Johns Hopkins, nói: "Trước đây chúng ta sống trong môi trường nhiều bụi. Tuy nhiên, môi trường được cải tạo hiện nay lại chứa nhiều thành phần hơn, bao gồm các hóa chất và các hạt không khí chứ không chỉ là các vi khuẩn. “
Bà nói: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc gieo hạt vi sinh vật ở trẻ là hoàn toàn không nên.Nếu bạn không muốn để cho con bạn bị nhiễm trùng nặng, không muốn khiến cho hệ thống miễn dịch của chúng không phát triển bình thường hãy cứ để cơ thể chúng phát triển một cách tự nhiên. “
Tiến sĩ Gilbert nói, việc tiếp xúc sớm với vi khuẩn có thể hình thành không chỉ hệ thống miễn dịch,mà còn ảnh hưởng đến khả năng tự phòng bệnh của trẻ như bệnh hen suyễn.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Microbial Technology vào tháng 10 năm ngoái, Tiến sĩ Gilbert đã suy đoán rằng có thể phát triển vắc-xin giúp miễn dịch của trẻ phát triển bằng cách tăng tiếp xúc với một vài loại vi khuẩn trong phạm vi kiểm soát.
Cách khác chính là giáo dục cha mẹ về việc các loại vi khuẩn tự nhiên có thể rất hữu ích nhất là với sức đề kháng của con cái họ.
Orange County: Nhiều bác sĩ bị tố cáo gian lận $40 triệu bảo hiểm sức khỏe
Hôm Thứ Năm, hơn 24 bác sĩ, dược sĩ và chủ cơ sở kinh doanh bị cáo buộc có liên quan đến vụ gian lận $40 triệu tiền bảo hiểm sức khỏe tại Orange County và một số nơi khác, theo nhật báo The Orange County Register.