Luật di trú Hoa Kỳ về việc trục xuất người vi phạm
Hiện nay việc truy bắt lao động bất hợp pháp , hay người vi phạm luật di trú ngày càng tăng cường, vì cơ quan di trú dùng chính người cùng quê hương họ làm chỉ điểm thì hỏi sao không hiệu quả ?
09:30 10/12/2019
Hiện nay sở di trú cũng đã phát ra thông tin kêu gọi người dân tố cáo nếu thấy có vấn đề gian lận về luật di trú
Xãy ra trường hợp bị cơ quan di trú trục xuất khỏi nước Mỹ , người bị trục xuất có thể xem xét trường hợp của mình để khiếu nại qua các form sau đây.
-Nếu nhận , và xin tha thứ (Waiver- form I-601; 601A; I-212) hoặc
-Khẳng định có chuyện lầm lẫn , xin lệnh huỹ bỏ ( Form EOIR -42B)
Theo quy định của luật di trú Hoa Kỳ, việc trục xuất đối với một cá nhân xảy ra khi cá nhân đó đã có hay sẽ có hành vi vi phạm, phạm tội hay là có dấu hiệu đe dọa đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ, và được áp dụng trong hai trường hợp sau đây:
Thứ nhất là việc trục xuất một cá nhân tại biên giới bao gồm tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, và đường hàng không chẳng hạn như các sân bay quốc tế. Thẩm quyền trục xuất trong trường hợp này thuộc về hải quan và biên phòng Mỹ (CBP), và gọi là thủ tục trục xuất nhanh, tức là hải quan Mỹ có quyền bắt giữ người vi phạm và áp giải họ lên máy bay, tàu thủy, hay phương tiện vận tải để trả họ về quốc gia xuất xứ mà không cần phải thông qua thủ tục tư pháp như phải ra tòa án di trú để xét xử. Hải quan Mỹ là cơ quan có thẩm quyền tuyệt đối về việc trục xuất như thế này và người bị trục xuất không có quyền khiếu nại hay kháng cáo gì cả. Trong những trường hợp trục xuất nhanh như thế này, thông thường là hải quan Mỹ phát hiện người nhập cảnh đã từng có hành vi vi phạm luật di trú, từng phạm tội trước đây, hay là có dấu hiệu sử dụng sai mục đích visa hay là sẽ vi phạm sau khi nhập cảnh vào Mỹ, chẳng hạn như viên chức hải quan trong quá trình lục soát hành lý của hành khách đã phát hiện ra những bằng chứng thể hiện việc vi phạm… Những người bị trục xuất trong trường hợp trục xuất như thế này, theo quy định của luật di trú sẽ bị cấm nhập cảnh trở lại Mỹ trong vòng 5 năm kể từ ngày bị trục xuất. Vì vậy, để tránh bị cấm nhập cảnh trở lại trong vòng 5 năm, người vi phạm nên đề nghị CBP cho rút lại việc nhập cảnh, và tự nguyện lên máy bay quay về nước trước khi Hải qua Mỹ ra quyết định trục xuất, và thường là Hải quan Mỹ sẽ đồng ý.
Thứ hai là việc trục xuất một cá nhân đã ở bên trong lãnh thổ Mỹ, có thể là theo phương thức nhập cảnh hợp pháp hoặc là vượt biên trái phép. Việc trục xuất đối với những cá nhân trong trường hợp này phải thông qua thủ tục tư pháp, tức là phải được đưa ra xét xử ở tòa án di trú, và tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của cá nhân đó, tòa án di trú có thể để ra phán quyết trục xuất ngay, hoặc cho phép người vi phạm được tự nguyện rời khỏi nước Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định thực là 30 ngày, 45 ngày, hoặc là 60 ngày để người đó thu xếp vật dụng cá nhân và hoàn tất các các quan hệ giao dịch chưa hoàn thành.
Những loại vi phạm có thể bị trục xuất bao gồm:
- Các hành vi vi phạm luật di trú như ở lại quá hạn visa từ 180 ngày trở lên; sử dụng sai mục đích của visa như đi làm đi học khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; cung cấp thông tin sai sự thật, giấy tờ giả mạo hay khai báo gian dối để được cấp visa nhập cảnh, kết hôn giả..;
- Các vi phạm tội hình sự như uống rượu bia, dùng chất kích thích lái xe gây tai nạn; trộm cướp; mua bán chất ma túy, vũ khí, buôn người, rửa tiền, tài trợ khủng bố…
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người bị trục xuất trong trường hợp này sẽ bị cấm nhập cảnh trở lại Mỹ trong vòng 3 năm, 10 năm kể từ ngày bị trục xuất, hoặc là bị cấm vĩnh viễn. Trường hợp bị cấm nhập cảnh trong vòng 3 năm trở lại là khi người vi phạm ở lại Mỹ quá hạn visa cho phép từ 180 ngày trở lên cho đến dưới 365 ngày. Nếu người vi phạm trở lại Mỹ quá hạn từ 365 ngày trở lên thì sẽ bị cấm nhập cảnh trở lại Mỹ trong vòng 10 năm. Những trường hợp như kết hôn giả, đi học, đi làm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, cung cấp thông tin, tài liệu giả mạo, khai báo gian dối sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn.
Có một số trường hợp mặc dù chưa bao giờ bị trục xuất, nhưng vẫn bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, đó là trường hợp những cá nhân chưa bao giờ đến Mỹ nhưng nhưng có chó có tiền án tiền sự về các tội hình sự đã phạm ở nước ngoài, hay là bị các bệnh truyền nhiễm, thật là có khả năng sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ, theo quy định của luật di trú những cá nhân này vẫn bị cấm nhập cảnh vào Mỹ bất cứ diện Visa nào, định cư hay định cư.
Tuy nhiên, luật pháp và chính sách về di trú của Hoa Kỳ là nhân đạo, và vì vậy trong phần lớn các trường hợp bị trục xuất và cấm nhập cảnh vào Mỹ, luật di trú vẫn cho phép những trường hợp này được nộp đơn xin tha thứ để được được nhập cảnh vào Mỹ. Và để đơn xin tha thứ thứ và cho nhập cảnh vào Mỹ được chấp thuận, đương đơn phải thuyết phục được chính phủ Mỹ rằng:
Thứ nhất, bản thân họ và những người thân thích (thường là những người bảo lãnh ở Mỹ như vợ, chồng xa cha, mẹ, con cái) sẽ rơi vào tình cảnh đặc biệt khó khăn về tinh thần tình cảm, đời sống ... Nếu đơn xin tha thứ không được chấp nhận.
Thứ hai, đơn xin tha thứ nếu được chấp nhận sẽ mang lại cái mặt tích cực cho xã hội Mỹ, tức là đương đơn phải giải thích một cách thuyết phục với chính phủ Mỹ rằng tại sao đơn xin tha thứ của họ nên được chấp nhận.
Như vậy chỉ khi nào một hồ sơ xin tha thứ cứ chứng minh thuyết phục được hai mục đích trên đây, lúc đó chính phủ Mỹ mới chấp nhận tha thứ cho đương đơn.
Để được chính phủ Mỹ tha thứ, người vi phạm cần phải phải nộp các mẫu đơn theo quy định, và tùy thuộc vào việc người vi phạm đang ở trên lãnh thổ Mỹ hoặc ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ, những mẫu đơn khác nhau sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, cụ thể như sau:
I. Nếu cá nhân ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ, chưa từng ở Mỹ và chưa từng vi phạm luật pháp Mỹ, và đang có hồ sơ bảo lãnh theo các diện Visa định cư và đã được phỏng ở lãnh sự quán Mỹ nhưng bị từ chối vì thuộc một trong các trường hợp bị cấm nhập cảnh như nêu trên, thì ở phải nộp đơn xin tha thứ đến sở Di trú, và mẫu đơn được sử dụng trong trường hợp này là Form I-601. Như vậy, theo quy định của luật di trú di trú, những thân nhân được bảo lãnh định cư nhưng lại rơi vào các trường hợp bị cấm, thì được phép nộp đơn I-601 để phép tha thứ, nhưng họ chỉ được nộp đơn này sau khi khi đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn nhưng bị từ chối cấp visa định cư. Thường là viên chức phỏng vấn sẽ cho người được phỏng vấn biết và yêu cầu họ nộp đơn xin tha thứ này cho sở Di trú.
II. Nếu cá nhân đang ở bên ngoài lãnh thổ, nhưng trước đó đã từng ở trong lãnh thổ Mỹ và bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ: những người thuộc trường hợp này, bên cạnh phải nộp đơn I-601 xin tha thứ cho những hành vi vi phạm trước đây khi ở Mỹ, họ còn buộc phải thêm đơn xin phép được nhập cảnh Mỹ, mẫu đơn I-212.
III. Nếu cá nhân đang ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ, nhưng trước đó đã từng ở Mỹ và đã có vi phạm, tuy nhiên đã tự nguyện rời khỏi nước Mỹ trước khi có lệnh trục xuất, hoặc là tự nguyện rời khỏi nước Mỹ trong thời hạn cho phép của tòa án di trú, thì họ cũng chỉ cần nộp một mẫu đơn xin tha thứ, Form I-601 mà thôi. Tuy nhiên, nếu họ tự nguyện rời khỏi nước Mỹ sau khi đã có lệnh trục xuất, thì họ vẫn phải nộp 02 mẫu đơn I-601 và I-212.
IV. Nếu một cá nhân đang ở bên trong lãnh thổ Mỹ, đã có vi phạm một hoặc nhiều trường hợp phải xin tha thứ, và đang có hồ sơ bảo lãnh định cư, thì tùy thuộc vào tình trạng di trú cụ thể của họ sẽ có các mẫu đơn xin tha thứ khác nhau được áp dụng, bao gồm:
1. Nếu chưa có quyết định trục xuất:
a. Nếu hồ sơ của họ thuộc diện IR (immediate relatives, bao gồm vợ chồng của công dân Mỹ, cha mẹ hay còn độc thân dưới 21 tuổi công dân Mỹ từ trên 21 tuổi) thì họ thể nộp đơn xin tha thứ, Form I-601 Theo thông báo của sở Di trú để chờ chuyển điện tại Mỹ.
b. Nếu hồ sơ bảo lãnh của họ không thuộc cách diện IR và hồ sơ bảo lãnh của họ đã được chuyển sang cho Bộ ngoại giao, thì theo quy định ở buộc phải quay về Việt Nam để phỏng vấn. Trong trường hợp này, họ có thể nộp mẫu đơn I-601A để được chấp nhận tha thứ trước khi rời nước Mỹ, và như vậy sẽ không bị lãnh sự quán từ chối cấp visa khi phỏng vấn. trong trường hợp này họ không cần phải nộp mẫu đơn I-601 hoặc I-212.
2. Nếu đã có quyết định trục xuất, và đang có hồ sơ bảo lãnh định cư thì họ có thể sử dụng hai cách sau để xin tha thứ:
a. Nếu họ thuộc các diện bảo lãnh IR, thì họ phải nộp mẫu đơn EOIR-42b đến tòa di trú để xin hủy bỏ lệnh trục xuất. Sau khi đã có quyết định hủy bỏ lệnh trục xuất của tòa án Di trú, họ cần phải nộp mẫu đơn I-601 đến sở di trú để xin được tha thứ.
b. Nếu họ không thuộc các diện bảo lãnh định cư IR, thì họ buộc phải quay về Việt Nam để chờ phỏng vấn, phải nộp các mẫu đơn xin tha thứ I-601 và I-212.
3. Nếu đã có quyết định trục xuất, và không có hồ sơ bảo lãnh định cư, nếu muốn ở lại Mỹ hợp pháp, họ cần phải nộp đơn đến tòa ghi chú để xin hủy bỏ lệnh trục xuất, bao gồm Form EOIR-42a (dành cho thường trú nhân bị thu hồi thẻ xanh và bị trục xuất); Form EOIR-42b (dành cho những người không phải là thường trú nhân và bị trục xuất).
Tóm lại thì thuộc vào tình trạng Di trú cũng như nơi sinh sống hiện tại của đương đơn, mở một hoặc nhiều đơn xin tha thứ hai hủy bỏ lệnh trục xuất sau đây được sử dụng:
- Form I-601
- Form I-601A
- Form I-212
- Form EOIR-42A
- Form EOIR-42B
Nói chung, việc xin tha thứ hay hủy bỏ lần chụp sức trong các trường hợp định cư là rất phức tạp, và đòi hỏi sự giúp đỡ của các văn phòng di trú có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, khuyên tốt nhất cho những người rơi vào hoàn cảnh như thế này là không nên tự làm đơn xin tha thứ, vì sẽ có thể kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ để được cấp visa.
Theo tìm hiểu luật pháp hoa kỳ
Căn bệnh thích thể hiện của người Việt
Các ông bố bà mẹ thường lấy làm khó chịu, căng thẳng, bực bội, cáu giận, quát mắng với bọn tuổi mới lớn. Phần đa là bởi chúng hay cãi chem chẻm và làm ngược lại những điều dù đúng hay sai của người lớn dạy. Sai nó cãi đã đành, đúng nó vẫn cãi.