Lý do Mỹ coi Triều Tiên là quốc gia tài trợ khủng bố

Đe dọa hạt nhân, bị nghi ám sát ở nước ngoài là hai nguyên nhân chính khiến Triều Tiên bị Mỹ coi là quốc gia tài trợ khủng bố.

21:30 21/11/2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố. "Việc này đáng lẽ phải được làm từ nhiều năm trước", San Diego Union-Tribune dẫn phát biểu của ông Trump trước cuộc họp nội các tại Nhà Trắng ngày 20/11.

Theo Tổng thống Trump, Triều Tiên bị liệt trở lại danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố một phần vì những mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên trong tháng 8 và tháng 9 phóng hai quả tên lửa ra Thái Bình Dương và thực hiện vụ thử bom hạt nhân lần thứ sáu hôm 3/9.

Ngoài ra, theo Mỹ, Triều Tiên còn "nhiều lần ủng hộ các hành động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, bao gồm ám sát trên lãnh thổ nước ngoài". Hai trường hợp được ông Trump xem xét trước khi đưa ra quyết định là cái chết của công dân Triều Tiên Kim Chol và sinh viên Mỹ Otto Warmbier.

Kim Chol, người nghi là Kim Jong-nam, anh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tử vong sau khi bị bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ở sân bay Malaysia đầu năm nay. Ngoài hai nữ nghi phạm đang bị xét xử, cơ quan điều tra Malaysia còn công bố danh tính 4 nam nghi phạm Triều Tiên, trong đó một người bị nghi là chủ mưu.

Sinh viên Mỹ Otto Warmbier bị Triều Tiên bắt giữ và kết án 15 năm tù khổ sai vì gỡ bỏ khẩu hiệu tuyên truyền ở khách sạn tại Bình Nhưỡng năm 2016. Warmbier rơi vào hôn mê sâu trong thời gian bị giam giữ tại Triều Tiên và được trả về Mỹ hồi tháng 6 rồi qua đời vài ngày sau đó.

Theo ông chủ , quyết định này còn nằm trong "chiến dịch gây áp lực tối đa" để cô lập Triều Tiên. "Chính quyền Triều Tiên phải tuân thủ pháp luật, phải chấm dứt việc phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân phi pháp và ngừng mọi sự hỗ trợ cho khủng bố quốc tế", ông Trump nói.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay chiến dịch đang phát huy tác dụng và việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách trên là bước đi quan trọng tiếp theo. "Kỷ nguyên kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc", phó Tổng thống Mike Pence đăng trên Twitter hôm qua.

Theo tiêu chí đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ, một nước bị liệt vào danh sách quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố khi chính phủ của nước đó bị xác định nhiều lần hỗ trợ các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Đơn cử, trong báo cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran, quốc gia này bị đánh giá tiếp tục ủng hộ hoạt động có liên quan đến khủng bố, "bao gồm hỗ trợ lực lượng vũ trang Hezbollah, các nhóm người Palestine bị Mỹ coi là khủng bố ở Gaza, nhiều nhóm khác ở Syria, Iraq và khắp Trung Đông".

Một khi bị đưa vào danh sách tài trợ khủng bố, quốc gia đó chỉ được đưa ra khỏi danh sách khi Tổng thống Mỹ trình báo cáo lên quốc hội yêu cầu loại tên nước này. Trước khi ông Trump đưa ra quyết định bổ sung Triều Tiên, danh sách này chỉ có ba nước, gồm Iran, Syria và Sudan.

Triều Tiên từng bị Mỹ liệt vào danh sách trong năm 1988 vì thực hiện vụ đánh bom một phi cơ chở khách Hàn Quốc làm 115 người trên khoang thiệt mạng. Năm 2008, tên của Triều Tiên được loại khỏi danh sách dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Ở thời điểm đó, chính phủ Mỹ cho biết Bình Nhưỡng đã đưa ra một tuyên bố chắc chắn và trực tiếp công khai khẳng định không còn và sẽ không ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Hành động này của chính quyền Bush được xem là động thái mở đường cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Quyết định của được đưa ra trong bối cảnh ông chủ vừa hoàn thành chuyến công du qua 5 nước châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Triều Tiên và an ninh khu vực là một trong những chủ đề quan trọng trong chuyến công du này.

Bị liệt trở lại danh sách quốc gia tài trợ khủng bố, Triều Tiên sẽ đối mặt với thêm các lệnh trừng phạt, bao gồm hạn chế sự hỗ trợ từ nước ngoài hay lệnh cấm xuất khẩu và mua bán vũ khí. Bộ Tài chính Mỹ sẽ đưa ra một lệnh cấm vận mới trong ngày 21/11. Bình Nhưỡng đang gánh chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt chưa từng có của Liên Hợp Quốc sau khi nước này thử hạt nhân lần thứ sáu.

Tags:
Làm cách nào để học tiếng Mỹ nhanh, dễ và hiệu quả

Làm cách nào để học tiếng Mỹ nhanh, dễ và hiệu quả

Tiếng Mỹ ở đây chính là cách nói tiếng anh theo kiểu của người Mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách nào để học tiếng Mỹ nhanh, dễ mà vẫn hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất