Mỹ rút khỏi hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ

Ngày 3.12, Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên Hợp Quốc (LHQ) với lý do hiệp ước này "không nhất quán" với chính sách của nước Mỹ.

00:41 04/12/2017

"Hôm nay, Phái bộ của Mỹ tại LHQ đã thông báo tới Tổng Thư ký LHQ rằng Mỹ chấm dứt sự tham dự của mình vào Hiệp ước Tác động Toàn cầu về Di cư", Thông cáo của Phái bộ Thường trực của Mỹ tại LHQ viết.

Hiệp ước Tác động Toàn cầu về Di cư được thông qua hồi tháng 9.2016 với sự thông qua của 193 thành viên LHQ, dù đây là một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc. Cụ thể, các nước tham gia tuyên bố cam kết thừa nhận nhu cầu về một hướng tiếp cận toàn diện đối với sự di chuyển của con người và tăng cường hợp tác ở mức độ toàn cầu cũng như cam kết bảo vệ an toàn, phẩm giá, quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả những người di cư, bất chấp tình trạng nhập cư của họ, hỗ trợ các quốc gia cứu vớt, tiếp nhận và tiếp đón một lượng lớn những người tị nạn và di cư.

"Tuyên bố New York (văn bản chính tạo thành Hiệp ước Tác động Toàn cầu về Di cư) có nhiều điều khoản không phù hợp với chính sách nhập cư và tị nạn của Mỹ và nguyên tắc về nhập cư của ông Trump, do đó Tổng thống Trump xác định rằng Mỹ sẽ chấm dứt sự tham gia của mình vào hiệp định này trong tiến trình tìm kiếm sự đồng thuận quốc tế tại LHQ vào năm 2018 (ký hiệp ước chính thức, có giá trị pháp lý)", chính quyền Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

"Quyết định về chính sách di cư của nước Mỹ sẽ chỉ do người Mỹ đưa ra. Chúng tôi sẽ quyết định cách nào là tốt nhất để kiểm soát đường biên giới của mình và sẽ cho phép ai được nhập cư vào nước chúng tôi. Hướng tiếp cận toàn cầu trong Tuyên bố New York đơn giản là không phù hợp với chủ quyền của Mỹ", Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố.

Hiện LHQ chưa có bình luận nào về quyết định của Mỹ. Trước đây, chính quyền của ông Trump từng rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) (chính thức vào ngày 31.12.2018). Quyết định rút khỏi UNESCO là vì cho rằng tổ chức này "thiên vị và chống Israel".

Tags:
Cuộc sống ở Mỹ đầy thách thức cho người di cư

Cuộc sống ở Mỹ đầy thách thức cho người di cư

Khi mới 10 tuổi, Anoosh Mokhtarian đã nghe album “Thriller” của Michael Jackson lần đầu tiên. Lớn lên ở Iran vào giữa những năm 1980, Mokhtarian, nay đã 38 tuổi, cảm thấy bị cô lập. Ông nói: “Chúng tôi không có bất kỳ liên hệ nào với thế giới bên ngoài. “Rõ ràng không có internet, không có gì. Điều duy nhất là băng và phim VHS … đó là một tội ác cho bạn nếu họ tìm thấy bạn với một bộ phim Mỹ. “

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất