Nam sinh viên gốc Việt lập kỷ lục về số bằng sáng chế được báo Mỹ vinh dan
Xuất thân trong một gia đình di dân gốc Việt nghèo khó, nhưng chàng sinh viên Tony Hoàng bằng chính nghị lực của mình đã gặt hái được nhiều thành công trong học tập và nghiên cứu. Anh được báo Mỹ vinh danh là một ngôi sao mới, tiên phong trong ngành kinh doanh sinh học đã được báo Mỹ viết bài mới đây.
14:24 11/02/2017
Tạp chí Bioscience Technology (Kỹ Thuật Khoa Sinh Học) đã nói về anh Tony Hoàng, một sinh viên được mô tả là một nhà khai phóng kinh doanh trong ngày sinh học.
Bài viết cho biết Tony Hoàng từng lớn lên trong hoàn cảnh nghèo kém của một gia đình di dân gốc Việt. Khi còn bé, Tony bắt đầu mày mò với những máy điện tử bị hư mà cha mẹ mua ở các cửa hàng bán đồ cũ. Cậu bé phát triển năng khiếu sửa chữa các máy hỏng, và nhờ đó ấp ủ niềm đam mê đối với kỹ thuật cơ khí.
Tony Hoàng kể với Bioscience Technology, vì nhà nghèo nên không có mua truyền hình dây cáp. Tuy vậy, nhờ có đài công cộng PBS, Tony Hoàng có nguồn giải trí riêng vì đài có nhiều chương trình giáo dục, khoa học dành cho trẻ em.
Theo lời Tony kể, anh thường chạy về nhà sau giờ học, để bật máy lên xem chương trình của “Bill Nye The Science Guy,” (Ông Khoa Học Gia Bill Nye). Nhà khoa học có tài hài hước này đã trở thành mẫu “người hùng” của Tony, và giúp anh ước mơ trở thành một khoa học gia..
Từ đó anh ham học, đậu hai văn bằng cử nhân, và nay là ứng viên tiến sĩ hóa học tại trường đại học University at Albany. Anh vừa mới phá kỷ lục sinh viên sắp được cấp bằng sáng chế của trường đại học này. Anh chính thức mở công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học của anh, tên là Advanced Modular Instruments (AMI), trước đó trong tháng này.
AMI là một công ty phụ kiện khoa học, với mục tiêu là cung cấp cho các nhà nghiên cứu những dụng cụ canh tân sáng tạo, có thể giúp làm tăng hiệu quả và năng suất trong phòng thí nghiệm. Sáu bằng sáng chế phá kỷ lục, mà anh đã nhận được, là dành cho những công nghệ sẽ là các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp này.
Trong tháng Giêng 2017, Tony Hoàng cũng là người lãnh Technology Entrepreneur Award (Giải Thưởng Doanh Nhân Khai Phóng Công Nghệ) của tạp chí Albany Business Review.
Khi còn là sinh viên chưa có bằng cử nhân, Tony Hoàng làm nhiều cuộc nghiên cứu dựa trên phương pháp điều trị RNA. Và trong lúc làm việc, anh nhận thấy có nhiều dụng cụ làm cho nỗ lực nghiên cứu tốn nhiều thời gian và trở nên khó nhọc. Vì thế anh bắt đầu chế tạo những thứ dụng cụ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu, trong các phòng thí nghiệm hóa học và sinh học.
Thêm nhiều người bắt đầu quan tâm, và trường đại học khuyến khích anh thương mại hóa ý tưởng của anh. Trong tháng Tư, Tony Hoàng tham gia và thắng trong cuộc thi kinh doanh Blackstone LaunchPad đầu tiên của Albany, nhận được $17,000 tiền thưởng.
Sau đó anh được mời tham dự hội nghị hàng năm Forbes 30 Under 30 Summit (dành cho các tài năng trẻ dưới 30 tuổi) để quảng cáo công ty của anh, với sự tham dự của những nhà đầu tư vốn nổi tiếng như Ashton Kutcher. Anh không thành công, nhưng đã được đề cử một lần nữa trong năm sắp tới. Anh nói rằng đó là một kinh nghiệm tuyệt vời. Tại sự kiện Forbes, anh có thể gặp nhiều doanh nhân có lối suy nghĩ giống anh, đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tony Hoàng nói, “Mọi người đều thi thố ở cấp cao nhất, Vì thế việc có thể kết nối với họ, và xem cách thức họ làm điều đó, là điều tuyệt vời.
Mọi người anh gặp dường như đều có một điểm chung: vất vả khó nhọc. Con đường dẫn đến thành công kinh doanh không phải là một con đường dễ dàng, và việc trở nên độc đáo đem lại tưởng thưởng.
Tony Hoàng nói, “Các doanh nhân tại sự kiện ấy đều nghĩ cách khác, không theo thói thường. Họ đã làm những điều khiến cho hầu hết mọi người chỉ trích họ, hoặc bị lầm lẫn bởi lý do tại sao họ đã làm việc đó. Nhưng vào cuối ngày, họ hết sức thành công. Vì vậy điều đó cho tôi nhiều cảm hứng, để cứ tiếp tục làm những việc tôi đang làm.
Tony Hoàng nhận được rất nhiều sự hướng dẫn từ Jan Woodcock và ghi nhận công lao của ông ấy. Woodcock là giám đốc của cuộc thi Blackstone Launchpad, và là người quan trọng trong việc giúp phát triển cơ sở kinh doanh.
Tony Hoàng nói, “Ông Woodcock thật là tuyệt vời. Trước đây tôi không có được sự hỗ trợ giống như thế. Ông thức thâu đêm vì tôi. Tôi ghi nhận công lao của ông về điều đó.”
Tony Hoàng cũng thừa nhận rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ từ hai cố vấn học thuật của anh, là Alan Chen, phụ tá giáo sư tại đại học University at Albany, và Ken Halvorsen, khoa học gia cao cấp tại viện RNA Institute.
Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của lối suy nghĩ phi quy ước và lòng kiên trì. “Lời khuyên tốt nhất của tôi sẽ chỉ là cứ làm bất cứ điều gì bạn sắp làm, và suy nghĩ độc đáo không theo thói thường. Bạn sẽ bị chỉ trích, nhưng hãy biết rằng bạn đang làm một cái gì đó mới mẻ, mà không có người nào khác đang làm, và bạn cứ tiếp tục tiến bước.”
Nữ phóng viên gốc Việt xinh đẹp nhập nhóm phóng viên điều tra ở Mỹ
Candice Nguyễn, nữ phóng viên người Mỹ gốc Việt sẽ tham gia nhóm phóng viên điều tra của đài truyền hình KTVU FOX 2.