NASA chuẩn bị cho sứ mệnh lịch sử “chạm tới Mặt trời”

Tàu thăm dò Solar Probe Parker của NASA sẽ bay vào vũ trụ và thực hiện sứ mệnh lịch sử “chạm tới Mặt trời” với kỷ lục 430.000 dặm một giờ.

14:00 12/08/2018

Chiếc tàu thăm dò Parker Probe trị giá 1.5 tỷ đô la, một trong những tên lửa mạnh nhất thế giới, sẽ được phóng vào vũ trụ với tốc độ kỷ lục đạt 430.000 dặm một giờ, hoàn thành 24 quỹ đạo mặt trời trong vòng bảy năm.

Trong thời gian này, con tàu sẽ xoay quanh sao Kim bảy lần, sử dụng trọng lực của hành tinh để đẩy nó gần hơn tới các vì sao và cuối cùng sẽ di chuyển cách bề mặt Mặt trời khoảng 3.8 triệu dặm (6.4 triệu km).

Nó sẽ chịu nhiệt độ lên tới 2.500 độ F khi nó đến gần mặt trời. Sức chịu đựng lớn hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử.

Cửa sổ khởi động tại Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida mở vào lúc 3 giờ 33 phút sáng (EDT) vào ngày 11 tháng 8 và sẽ duy trì mở trong 65 phút. Hiện tại, NASA cho biết mọi thứ đang đi đúng hướng, với thời tiết cho đến nay đáp ứng 70 phần trăm thuận lợi.

Các đầu dò sẽ dựa trên một loạt các hỗ trợ lực hấp dẫn từ sao Kim để làm chậm chuyển động ngang của nó, cho phép nó tiếp cận Mặt trời với khoảng cách là 3,8 triệu dặm. Điều này sẽ đưa tàu thăm dò Parker nằm trong vầng hào quang của Mặt trời, kéo dài khoảng 5 triệu dặm trên bề mặt. Không có tàu vũ trụ nào từng mạo hiểm đến gần mặt trời trước đó trong lịch sử.

Nếu tất cả đi theo kế hoạch, Parker Solar Probe sẽ khởi động từ Cape Canaveral vào sáng thứ Bảy.

Cửa sổ khởi động sẽ đóng vào ngày 23 tháng 8. Nhiệm vụ này sẽ đòi hỏi năng lượng nhiều gấp 55 lần so với cần thiết để tiếp cận sao Hỏa, theo NASA.

"Chúng tôi sẽ đi đến nơi mà không có tàu vũ trụ nào dám đi trước đó - bên trong vầng hào quang của một ngôi sao", nhà khoa học dự án Nicky Fox, thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins cho biết.

Sự tiếp cận chưa từng có của Parker Solar Probe tới vùng hào quang sẽ cho phép nó nghiên cứu khả năng tăng tốc gió mặt trời, quan sát các tia lửa mặt trời và các hệ thống thông tin liên lạc gần Trái đất. 

Các dự tính của tàu Parker trong vũ trụ.

Con tàu được đặt theo tên của Tiến sĩ Eugene Parker, người đầu tiên tiên đoán sự tồn tại của gió mặt trời vào năm 1958, và là người duy nhất còn sống mang theo sứ mệnh của NASA được đặt tên cho con tàu.

"NASA đã có kế hoạch thực hiện sứ mệnh tới gần Mặt trời trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, chúng tôi không có công nghệ có thể bảo vệ tàu vũ trụ và tránh khỏi sức nóng", Adam Szabo, nhà khoa học cho Parker Solar Probe tại Goddard của NASA cho biết.

"Những tiến bộ gần đây trong khoa học vật liệu đã cho chúng ta vật liệu để tạo ra một tấm chắn nhiệt ở phía trước tàu vũ trụ, không chỉ để chịu được sức nóng cực đoan của mặt trời, mà còn làm dịu nhiệt độ ở bên trong."

Sứ mệnh lịch sử sẽ cho chúng ta cơ hội tốt nhất để nghiên cứu ngôi sao giữ toàn bộ hệ mặt trời của chúng ta. Và đó là một trong những địa điểm cuối cùng trong vùng lân cận Trái đất vẫn chưa được khám phá.

Hải Vân – tinnuocmy.com

Nasa sắp sửa công bố những phát hiện mới nhất về sao Hoả

Nasa sắp sửa công bố những phát hiện mới nhất về sao Hoả

Nasa sẽ tổ chức một cuộc họp báo để tiết lộ những phát hiện mới nhất của họ về sao Hoả trong tuần này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất