Nem rán – món ăn Việt phổ biến ở Senegal
Câu chuyện về nửa thế kỷ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân đằng sau một món ăn vặt phổ biến ở Senegal.
01:00 01/09/2021
Không nhiều người còn nhớ cách nem rán xuất hiện ở Senegal. Được gọi bằng cái tên “nems” trong tiếng Pháp, món ăn này có vỏ ngoài chiên giòn rụm và nhân bên trong làm từ miến và thịt lợn. Ngày nay, nem rán là món ăn rất phổ biến trên đường phố cũng như trong thực đơn các nhà hàng sang trọng ở Senegal.
Những mối lương duyên
Câu chuyện về món nem rán ở Senegal bắt nguồn từ năm 1947, khi cậu thiếu niên 14 tuổi Jean Gomis theo tàu SS Pasteur cập cảng Sài Gòn. Gomis nói rằng chiếc tàu viễn dương như một “thiên đường” khi ông hồi tưởng lại hải trình kéo dài nhiều tháng từ Senegal đến Việt Nam. Khi đó, cha của Gomis, một sĩ quan người Senegal phục vụ trong quân đội Pháp, được điều động đến Việt Nam tham chiến.
Mẹ ông Gomis là bà Nguyễn Thị Sáu, một người phụ nữ Việt Nam đã chống lại quan niệm thời bấy giờ khi chấp nhận kết hôn cùng một người ngoại quốc da đen. Sau đó, cha của Gomis đưa cả gia đình trở về Senegal sau thời gian dài làm nhiệm vụ tại Việt Nam.
Ông Gomis chỉ vào bức ảnh gia đình, trong đó mẹ ông mặc áo dài Việt Nam. (Nguồn: The Slate)
Từ những đầu thế kỷ XX cho đến năm 1954, thực dân Pháp đưa hơn 50.000 binh lính từ các nước châu Phi – trong đó có những người Senegal - đến tham chiến ở Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam. Mặc dù những người lính “lê dương” này được huy động từ nhiều quốc gia Tây Phi, song họ thường được gọi chung với cái tên là “lính Senegal”.
Theo nhà nghiên cứu lịch sử Helene Lame, có khoảng 100 phụ nữ Việt Nam theo chồng về Senegal sau chiến tranh Đông Dương. Bà Lame cho biết thêm, thông thường trước lễ cưới của một ai đó, những người phụ nữ Việt Nam này tập trung ở nhà một người và chuẩn bị món ăn cho 2-3 ngày tới, trong đó đặc biệt luôn có món nem rán.
Thời bấy giờ, văn hóa Pháp vẫn hiện diện rất mạnh mẽ ở cả Senegal và Việt Nam, những người vợ Việt Nam thấy nhiều thứ ở Senegal khiến họ nhớ quê hương. Cả hai nước đều có những trường học dạy bằng tiếng Pháp, những tiệm bánh mì và những công trình kiến trúc kiểu Pháp. “Tôi thấy cuộc sống ở hai nước không khác nhau là mấy”, ông Jean Gomis, 83 tuổi, chia sẻ.
Cô Merry Bey, một biên tập viên truyền hình Senegal, vẫn luôn nhớ về mái tóc suôn dài của bà nội: “Tôi nói với bạn bè rằng mình có một người bà xinh đẹp nhất”. Bey cho biết thêm, bà nội cô thường mặc quần áo truyền thống Việt Nam do bà tự cắt may. Những ngày cuối tuần, bà thường mời bạn bè đến nhà nấu nướng và hát dân ca Việt Nam.
Tuy nhiên, những gia đình chồng Senegal – vợ Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Bà nội của Merry Bey không được gia đình chồng chấp nhận, cho đến khi bà học tiếng địa phương và phải cải đạo sang Hồi giáo. “Bà không bao giờ kể về quá khứ. Tôi thấy nhiều khi bà dằn vặt vì điều đó”, Bey nói.
Nhiều người vợ gốc Việt lại phải đối mặt với nghèo đói, túng thiếu. Gia đình chồng có nhiều người, trong khi lương binh lính quân đội Pháp lại không cao. Trong hoàn cảnh đó, những người phụ nữ cũng phải bươn chải sinh nhai, chủ yếu là bán đồ ăn ở chợ.
Mẹ của Gomis dạy ông cách làm món nem rán, tỉ mỉ hướng dẫn từng công đoạn như thấm nước bánh đa nem, khéo léo cuộn tròn nhân lại như điếu xì gà trước khi bỏ vào chảo dầu sôi rán lên. “Trong các gia đình có mẹ là người Việt Nam, mọi đứa trẻ đều biết nấu ăn. Đó là sự giáo dục tuyệt vời”, Gomis nói.
Không còn như xưa
Mặc dù gia nhập quân đội ở tuổi 20, nấu ăn là đam mê một đời của Gomis. Trên sân thượng nhà mình ở Dakar, ông trồng rất nhiều loại rau gia vị Việt Nam. Trong nhiều năm Gomis nấu ăn cho gia đình và bạn bè, có một người quan sát ông rất kĩ. Người đó bây giờ đã trở thành đầu bếp nổi tiếng nhất ở Senegal, Pierre Thiam.
“Chú Jean là người duy nhất tôi thực sự nể phục”, Thiam nói qua điện thoại từ New York, nơi ông sống từ thập niên 1980 và là nơi Thiam giới thiệu ẩm thực Senegal với thế giới. Hai cuốn sách dạy nấu ăn của Thiam, “Yolele! Công thức nấu ăn từ Dakar - trái tim của Senegal” và “Cách nấu món Senegal từ A đến Z”, cũng đề cập đến các món ăn Việt theo công thức của “chú Jean”.
Món nem rán ở Senegal.
Thiam cho biết, cả hai nền ẩm thực Senegal và Việt Nam đều dùng những nguyên liệu có hương vị mạnh mẽ. Món ăn “quốc hồn quốc túy” của Senegal, thiéboudiènne, là một hỗn hợp của cơm, cá và rau, rưới lên nước sốt cà chua và mắm cá lên men. Ở New York, khi Thiam không tìm được mắm cá lên men, ông thường thay thế bằng nước mắm cá cơm Việt Nam.
Ông Jean Gomis và nhà sử học Helene Lame là hai trong ba người hiếm hoi ở Dakar có thể nói, đọc và viết tiếng Việt thành thạo. Lame cho biết trước đây, đã có lúc khoảng 200 người tham gia buổi tiệc dành cho các gia đình Senegal - Việt Nam, tuy nhiên gần đây, cộng đồng chỉ tụ tập trong các lễ tang. Cũng theo bà Lame, hiện chỉ còn duy nhất một người vợ lính lê dương Senegal còn sống và bà này đã 92 tuổi.
Khi thế hệ những người phụ nữ đầu tiên làm nem rán ở Senegal mất đi, cách thức làm món ăn này cũng thay đổi. “Nó không còn như trước nữa, thậm chí có thể nói là khác một trời một vực”, Thiam nói.
Cɦɑ ℓà ɢì? Mẹ ℓà ɢì? – Từпɢ câᴜ, łừпɢ cɦữ ᵭềᴜ ɾấł sâᴜ sắc łɦức łỉпɦ łấł cả пɦữпɢ пɢười ℓàɱ coп
Kɦi ɓạп ɢặρ ƙɦó ƙɦăп łɾắc łɾở, ɦɑy ƙɦi cả łɦế ɢiới qᴜɑy ℓưɴɢ ʋới ɓạп, łɦì cɦɑ ɱẹ ʋẫп ℓᴜôп ở ɓêп cɦe cɦở ɓạп, ʋỗ ʋề ɓạп. Tɦời ɢiɑп có łɦể ℓàɱ łɦɑy ᵭổi ʟòɴɢ пɢười, пɦưпɢ ʋĩпɦ ʋiễп ƙɦôпɢ łɦể łɦɑy ᵭổi łìпɦ yêᴜ cɦɑ ɱẹ ɗàпɦ cɦo ɓạп.