Nghiên cứu khoa học: Cho trẻ sử dụng thiết bị màn hình cảm ứng có thể dẫn tới chậm nói

Theo một nghiên cứu khoa học mới đây, trẻ em thời nay dễ gặp nguy cơ chậm nói nếu chúng dành quá nhiều thời gian chăm chú nhìn vào những màn hình điện tử.

09:49 07/05/2017

Trẻ em thời nay dễ gặp nguy cơ chậm nói nếu chúng dành một khoảng thời gian nhất định để nhìn vào những màn hình nhỏ, theo các phát hiện sơ bộ của các nhà nghiên cứu đưa ra mới đây.

Trong một bài thuyết trình sắp diễn ra tại Hiệp hội Học thuật Nhi khoa vào tuần này, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Toronto và Bệnh viện Nhi tại Toronto được cho là sẽ chia sẻ những phát hiện mới của họ khi điều tra nguy cơ bị chậm nói đối với trẻ nhỏ khi sử dụng các thiết bị cầm tay.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trên 894 em nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, để tham gia vào nhóm nghiên cứ mang tên TARGet Kids! trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Trong các phát hiện sơ bộ được đưa ra vào hôm nay, họ nói rằng khi đạt 18 tháng tuổi, 20% các bé đã bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay khoảng 28 phút mỗi ngày.

Ngoài ra, nhóm trẻ em này cũng được phát hiện là đạt số điểm thấp hơn 10% trong cột đánh giá về khả năng ngôn ngữ của bảng điều tra, thể hiện rõ ràng về việc bị chậm nói.

“Thời nay, các thiết bị cầm tay đang được sử dụng tràn lan ở khắp nơi," Tiến sĩ Catherine Birken, MD, MSc, FRCPC, nhà nghiên cứu chính của dự án đồng thời là một nhân viên nhi khoa và nhà khoa học ở Bệnh viện Nhi đã phát biểu trong một thông báo được đưa ra vào hôm nay.

“Trong khi các phương pháp hướng dẫn nhi khoa hiện đại đều khuyên là nên hạn chế thời gian nhìn màn hình của các bé, chúng tôi tin rằng việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng cho trẻ em giờ đây đã không còn xa lạ.

Đây là nghiên cứu đầu tiên về sự liên kết giữa thời gian sử dụng các thiết bị cầm tay và nguy cơ chậm phát triển khả năng ngôn ngữ ngày càng tăng cao.”

Hiện tại, Học viện Nhi khoa của Mỹ (AAP) có lời khuyên rằng các bé dưới 18 tháng tuổi nên tránh xem các phương tiện truyền thông qua màn hình hơn là trò chuyện có hình ảnh.

Các bậc cha mẹ của những em bé trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng được AAP khuyến cáo nên thay đổi việc chỉ nhìn màn hình thành “lập trình chất lượng cao,” trong những lúc mà các ông bố bà mẹ sẵn sàng để giải thích về các chương trình đó.

Sau khi quan sát được thực tế các bé bị chậm nói, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng đứa trẻ càng dành thời gian sử dụng thiết bị tay cầm này càng lâu, thì chúng lại càng dễ bị chậm nói hơn.

Cứ thêm 30 phút nhìn màn hình thì sẽ gia tăng nguy cơ bị “chậm phát triển biểu hiện ngôn ngữ” lên 49%, các nhà nghiên cứu cho hay.

Birken nói những phát hiện trên có thể khiến các bác sĩ khuyến khích không cho các bé dưới 18 tháng nhìn màn hình điện tử, nhưng vẫn còn phải tiến hành nghiên cứu thêm nhiều hơn nữa để có thể hiểu hết các tác động của thời gian tiếp xúc màn hình đối với việc phát triển khả năng nói.

Bác sĩ Lolita McDavid, một bác sĩ Nha khoa ở Bệnh viện Nhi UH Rainbow, cho biết nghiên cứu này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, vì bà ngày càng gặp nhiều các cặp bố mẹ không chịu giao tiếp với con cái mà thay vào đó, lại đưa cho chúng một thiết bị điện tử để chúng tự giải trí.

“Bố mẹ không chịu nói chuyện với chúng… chúng ta học cách nói từ chính cha mẹ mình,” McDavid giải thích. Yếu tố quan trọng đối với các ông bố bà mẹ, đó là nên trò chuyện và đọc sách cho con cái để bé có thể học nhiều hơn không chỉ từ mới, mà còn là cách nói và cách đối thoại.

“Điều đáng lo ngại ở đây đó là cả một thế hệ trẻ em không biết thể hiện lời nói,” McDavid cho biết.

Khánh Nhi / abcnews.go.com
Michigan: Trẻ em cắt tóc, đọc sách, được giảm giá

Michigan: Trẻ em cắt tóc, đọc sách, được giảm giá

Trẻ em đến một tiệm hớt tóc đặc biệt ở Michigan không những được cắt tỉa gọn ghẽ mà còn được bớt giá nếu chịu đọc sách về lịch sử người Mỹ gốc Phi Châu và về đức tính tự tin.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất