Người biết buông bỏ thì cuộc đời mới thong dong tự tại

Cổ ngữ nói: “Cầm lên được, hạ xuống được”, “cầm lên được” là năng lực, là nắm giữ, chịu trách nhiệm. “Hạ xuống được” lại là trí tuệ, là giải thoát, là tiêu diêu tự nhiên. Cho nên, trong cuộc sống phải biết việc gì nên nắm giữ thì nắm giữ, việc gì không nên thì hãy buông bỏ.

13:30 16/04/2019

Rất nhiều khi, người ta khăng khăng nắm giữ cho được những gì nên buông bỏ và cuối cùng tạo thành nỗi thống khổ cho bản thân mình. Nhưng cũng có rất nhiều khi, buông bỏ không phải là mất đi mà lại là nhận được nhiều hơn.

Nếu nắm giữ mà không hạnh phúc, không vui vẻ thì chi bằng hãy buông tay? Nếu luyến tiếc, không buông bỏ xuống được thì chấp nhận thống khổ. Điều nhân sinh nuối tiếc nhất là dễ dàng buông bỏ những gì nên giữ, khăng khăng giữ lại những gì nên buông bỏ.

Buông bỏ là một loại giải thoát cũng là một loại ngộ đạo. Buông bỏ còn là sự lựa chọn của tâm tính, đồng thời là trí tuệ của nhân sinh. Đời người học được buông bỏ mới có thể giảm bớt được thống khổ và thực sự hạnh phúc. Vậy trong cuộc đời, một người cần buông bỏ những điều gì?

1. Buông bỏ áp lực

Con người sở dĩ sống mệt mỏi, chính là bởi vì nghĩ nhiều quá, trong tâm bị áp lực đè nén. Thân thể mệt không đáng sợ, điều đáng sợ chính là tâm linh mệt mỏi. Tâm một khi mệt sẽ ảnh hưởng đến tâm tình, sẽ bóp méo tâm linh và làm nguy hiểm đến sự khỏe mạnh về thể xác và tinh thần. Vì vậy, một người cần phải tùy thời mà buông bỏ áp lực trong tâm linh, cũng là để tẩy tịnh tâm linh.

Một người mệt mỏi hay không đều là do tâm thái của người ấy quyết định. Mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều trải qua rất nhiều sự tình, vui vẻ có, không vui vẻ cũng có. Một khi trong lòng chất chứa đủ loại sự tình thì sẽ khiến nó hỗn độn, không có trật tự, dần dần sẽ khiến tâm bị loạn. Khi ấy, nếu như có thể buông bỏ một số sự tình thống khổ đi thì sẽ có nhiều không gian hơn cho khoái hoạt và hạnh phúc.

2. Buông bỏ phiền não

Một người muốn học được cách buông bỏ phiền não thì trước tiên cần học được cách tiếp nhận, sống thuận theo tự nhiên, thản nhiên đối mặt với những điều rủi ro trong cuộc sống, học được cách đối đãi với nhân sinh bằng tâm thái tích cực, nghĩ nhiều đến những điều tốt đẹp.

Rất nhiều người sở dĩ thống khổ là bởi vì họ luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra. Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay mình đã làm sai, đã nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì bạn sẽ chỉ chìm trong sự dày vò, đau khổ đó mà thôi.

Quá nhiều phiền não, u buồn sẽ khiến con người mệt mỏi, vậy sao không buông bỏ xuống để đi đoạn đường đời được thong dong, thản đãng?

3. Buông bỏ tự ti

Không phải ai cũng đều có thể trở thành vĩ nhân, nhưng mỗi người đều có thể trở thành người có nội tâm cường đại. Một người tin tưởng chính mình, tìm đúng vị trí của bản thân mình thì sẽ có được cuộc đời giá trị.

Việc gì là mình có thể làm, việc gì là mình không thể làm? Hãy buông bỏ suy nghĩ này, bởi vì nó sẽ khiến bạn bị hạn chế trong một vòng cấm ấy. Hãy mở rộng cách suy nghĩ ra, có thể bạn sẽ còn bay cao hơn những gì bạn tưởng tượng trong suy nghĩ đấy!

4. Buông bỏ suy nghĩ tiêu cực

Người xưa nói: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Một người có suy nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh cuộc đời của người ấy cũng sẽ không tốt. Bởi vậy, mỗi ngày đều cần phải duy trì tâm thái lạc quan tích cực, nghĩ nhiều hơn đến những điều tốt đẹp và loại bỏ đi những tạp niệm, suy nghĩ tiêu cực.

Người có tư tưởng bi quan thì tinh thần sẽ sa sút, nhìn vấn đề sẽ luôn nhìn thấy mặt không tốt, nghĩ sự việc gì cũng nghĩ đến mặt không thành công, thường tự cảm thấy bản thân không bằng người khác.

Người xưa có câu, ông trời sinh ra ai thì người đó tất sẽ hữu dụng. Mỗi người đều có ưu điểm nổi trội của riêng mình. Phát huy ưu điểm của bản thân, thực sự đặt tâm vào làm những việc mình có khả năng, sau một thời gian sẽ có thể thành công.

5. Buông bỏ tâm toán giận

Oán hận sẽ làm giảm nhân cách, làm giảm nhiệt huyết và tiêu diệt ý chí của con người. Đời người sẽ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có bầu trời trong xanh, cũng sẽ có bầu trời u ám đầy mây, có thuận cảnh cũng có nghịch cảnh.

Bất kể điều gì không hài lòng thì đều là một loại khảo nghiệm, thử thách, một cách tôi luyện. Oán hận không thể giải quyết được vấn đề, chỉ làm tăng thêm phiền não. Cho nên, thay vì oán hận chi bằng hãy thay đổi tâm mình.

6. Buông bỏ tâm hẹp hòi

Cổ nhân có câu: “Tâm để vô tư thiên địa khoan, tư tâm điền hung thốn bộ nan”, tức là với một người vô tư, trời đất sẽ trở nên rộng rãi vô cùng; với một người ích kỷ, thì mỗi bước đi đều thật nặng nề.

Khoan dung là một loại mỹ đức. Khoan dung người khác thực ra cũng là mở rộng con đường cho chính bản thân mình. Người biết khoan dung là người không lo được mất, hơn thua. Người như thế mới có thể thãn đãng mà đối đãi với tât cả hỉ, nộ, ái, ố của con người. Một người có tấm lòng rộng lượng mới chất chứa được vạn vật, mới có thể thành tựu được sự nghiệp và sống khoái hoạt, hạnh phúc.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mệt mỏi do người khác mang đến và cũng có những mệt mỏi do chính bản thân mình tạo ra. Tuy nhiên, có người sẽ bị chìm đắm trong đó nhưng có người lại thoát được ra, chỉ là khác biệt ở chỗ người đó có thể điều chỉnh được tâm thái của mình hay không, có thể buông bỏ xuống được hay không mà thôi.

An Hòa

Tags:
Australia bắt người đàn ông Việt mang cá rồng quý hiếm nhập cảnh

Australia bắt người đàn ông Việt mang cá rồng quý hiếm nhập cảnh

Công dân Việt Nam bị bắt với cáo buộc buôn lậu cá rồng châu Á, một loài động vật trong danh sách cấm, vào Australia.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất