Người khôn không bao giờ nói 10 câu này, nói ra phúc đức tan biến, con cháu lụi tàn đi vào tăm tối
Người xưa nói : “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương. Tu dưỡng khẩu đức, cũng tức là tu luyện trường năng lượng của bản thân, người mà toàn thân tràn đầy năng lượng tốt đẹp mới có thể gặp nhiều may mắn.
08:00 17/08/2021
Khẩu đức tốt mới có thể gặp vận may tốt, vận may tốt mới có thể ít đi đường vòng, thành tựu nhiều hơn. Không nói lời ác độc, không nghe lời thô lỗ. Đây là cách tu dưỡng mà chúng ta nên có.
Xuất ngôn bất cẩn, tứ mã nan truy (Nghĩa:”nói ra lời bất cẩn, lấy lại không còn kịp”), hại người hại mình, vận may chắc chắn càng ngày càng kém. Bỏ được 10 cách nói chuyện tệ hại dưới đây, có được sự tu dưỡng này, bạn sẽ có thể hóa thảm cảnh thành thần kỳ, phong thủy sinh khởi vận may đến.
Người khôn không bao giờ nói 10 câu này, vì nói ra phúc đức tan biến hết, con cháu lụi tàn cả đời đi vào con đường tăm tối
1. Bỏ đa ngữ (bỏ nói nhiều)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt.
Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm, hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?”
Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.”
Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
2. Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)
Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân; cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác khi chưa cân nhắc và suy xét, nếu không sẽ mất chữ tín.
3. Bỏ lời lộng ngôn (bỏ lời nói lộng ngôn, ngông cuồng)
Lộng ngôn là những lời nói trong lúc cao hứng mà sinh ra. Người nói lời lộng ngôn ngông cuồng thường là kẻ tự phụ, ỷ vào cái gọi là sở trường, tài năng của mình, vốn đã coi người khác bằng nửa con mắt từ lâu. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng những kẻ tự phụ thường chịu nhận kết cục đau thương nhất.
Cổ nhân giảng, kẻ khôn thực sự lại thường giả ngu ngơ. Và chuyện “Thùng rỗng kêu to” là rất phổ biến. Kẻ không có thực tài thường chỉ mạnh miệng bề ngoài, chỉ là lấy khẩu khí để lấp đầy sự thiếu hụt của trí tuệ và tài năng.
Nói lời ngông cuồng cũng thường là bước đầu tiên dẫn người ta đến việc làm điều ngông cuồng. Họ có thể nói ra được lời lẽ lộng ngôn thì cũng hoàn toàn đủ gan làm những chuyện tày trời, bất chấp. Như thế không thể gọi là người thông minh được.
Bởi người thông minh luôn biết giấu cái tài năng của mình bên trong, thường không thể hiện ra ngoài, đặc biệt là qua lời nói. Người thông minh hiểu rằng hiển thị tài năng chỉ là chuốc thêm rất nhiều sự đố kỵ, ghen ghét của người đời. Ở một phương diện khác, bậc quân tử thường giữ được phong thái trầm tĩnh, vui buồn không để lộ ra ngoài và có thể nhún mình, nhường nhịn người khác mà thu phục nhân tâm.
Một người đã ở cảnh giới cao thường xét đoán sự việc khác hẳn. Kẻ tiểu nhân thường tranh hơn nhau khẩu khí, còn bậc quân tử chỉ cần dùng hành động để chứng minh trí tuệ của mình. Đó là hai việc hoàn toàn khác nhau vậy.
4. Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)
Không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.
5. Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời cạn kiệt)
Nói chuyện phải súc tích, đừng nói mà không chừa đường lui. Biết hết cũng không cần nói hết, chừa chút đường lui cho người khác, để chút khẩu đức cho chính mình. Trách người không cần trách khắt khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.
6. Bỏ lậu ngôn (nói lộ chuyện)
Không được tiết lộ cơ mật. Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.
7. Bỏ ác ngôn (lời nói ác độc)
Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, “Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan”. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.
8. Bỏ căng ngôn (lời nói kiêu căng)
Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng”. Người tự mình khoe tài ngược lại mất hết công lao, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào thì cũng đều bất lợi với sự trưởng thành của chính mình, và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác.
Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sở dĩ nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (tự khiêm tốn người khác phải phục, tự khen mình người khác chắc chắn nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen, là biểu hiện của thiếu bồi dưỡng phẩm tính.
9. Bỏ sàm ngôn (lời nói bịa đặt)
Sàm ngôn chính là nói những lời chê bai, những lời không tốt sau lưng người khác gây ly gián, nghi kỵ. Người xưa cho rằng, người nói lời sàm ngôn, đều là tiểu nhân. Triết học gia Vương Sung của Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” có nghĩa là không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ làm cho thiên hạ đều không được yên ổn.
10. Bỏ nộ ngôn (Bỏ lời nói ác nghiệt, oán hận)
Khi gặp chuyện không vừa ý hoặc cảm thấy bị đối xử bất công, người ta thường có xu hướng thất vọng, phàn nàn, thậm chí buông lời oán hận. Một khi đã oán thì họ hận tất cả, kể cả là trời đất, Thần Phật. Thực tế, những gian nan, khổ ải mà một người thường mắc phải không có gì là bất công. Phật gia giảng về nghiệp lực luân báo rằng mọi khổ nạn mà con người phải gánh chịu đều là nghiệp báo cho những hành vi, ý nghĩ bất hảo của họ trong đời này hoặc từ kiếp trước. Đã nợ nghiệp mà không muốn trả nghiệp, lẽ nào lại có lý như vậy?
Lời oán hận thường mang theo những năng lượng rất xấu bởi nó xuất phát từ tâm oán trách, đố kỵ, lòng sân hận của người ta. Oán hận sẽ che mờ lý trí của họ, sẽ khiến họ không còn phân biệt được thật giả, đúng sai, phải trái. Như thế, hậu quả gây ra thậm chí còn tai hại hơn. Từ nói lời oán hận, người ta còn có thể gây ra việc ác nghiệp, hại người hại mệnh.
Người thông minh thường có cách ứng xử khác. Đứng trước khổ nạn, gian khó hay sự thua thiệt, mất mát về lợi ích cá nhân, họ đương nhiên không một lời oán trách. Họ biết học cách chấp nhận, học cách thích nghi. Đứng trước sóng gió, bão giông, người thông minh luôn giữ được tâm thái bình hoà, thanh thản. Cũng nhờ thế, họ không bị mê mờ trong oán hận, tầm nhìn lại có thể rộng mở hơn. Chỉ cần có được sự tỉnh táo, mọi khó nạn trong đời họ thảy đều bước qua, đúng hơn là vui vẻ bước qua. Như vậy gọi là:
Nhân sinh một kiếp mỏi mòn Mê trong dục vọng mãi còn chưa buông Nghìn năm chẳng thoát khổ buồn Hỏi đâu là chốn linh hồn tựa nương?
Tổng hợp
Hé lộ biệt thự 3 triệu đô trong khu nhà giàu bên Mỹ của nghệ sĩ cải lương Hương Thủy
Ở tuổi 47, nghệ sĩ Hương Thủy sở hữu biệt thự gần 3 triệu đô tại Mỹ. Cuộc sống viên mãn bên cạnh gia đình.Vừa qua, kênh Youtube của nghệ sĩ ưu tú Kim Tiểu Long đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh tới thăm nhà người đồng nghiệp thân thiết là nghệ sĩ cải lương Hương Thủy.