Những điều hợp lệ và không hợp lệ khi xin TTN Hoa Kì qua chương trình EB-3
Khi nhu cầu tìm kiếm cơ hội định cư ở Hoa Kỳ gia tăng, tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng là các công ty dịch vụ hỗ trợ xin visa đã xúc tiến, giới thiệu chương trình xin visa theo diện lao động EB-3 cho những khách hàng mà không đủ khả năng xin visa đầu tư EB-5 hoặc chỉ đơn giản là những khách hàng không muốn phải tốn kém quá nhiều để xin 1 vé định cư tại Mỹ.
23:00 21/07/2017
Sự phát triển này đáng báo động, vì trong nhiều trường hợp, chương trình EB-3 đã bị giới thiệu để tiếp cận công chúng Việt Nam theo cách không nhất quán với quy định và điều luật của Sở Di Trú (USCIS) và Bộ Lao Động Hoa Kỳ (DOL). Các trường hợp đáng phê bình nhất là cố ý gian lận trong chương trình EB-3 để lách luật.
EB-3 là viết tắt của Employment-Based Third, có thể hiểu là diện bảo lãnh theo dạng lao động ưu tiên số 3. Khái niệm này đã tồn tại lâu đời trong luật nhập cư của Hoa Kỳ. Visa EB-3 nếu được dùng phù hợp sẽ trở thành phương tiện giúp xin thẻ xanh ở lại Mỹ.
Bảo lãnh theo dạng lao động được chia làm nhiều ưu tiên khác nhau, trong đó diện bảo lãnh lao động ưu tiên số 3 yêu cầu 1 trong những điều kiện như sau:
– Ít hơn 2 năm kinh nghiệm (người lao động chưa thuần thục về kỹ năng). Chương trình EB-3 tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở dạng này hoặc
– Ít nhất 2 năm kinh nghiệm chuyên môn (đối với người lao động đã có kỹ năng)
Tốt nghiệp cử nhân
Quy trình xin visa EB-3 gồm 3 bước:
Nhà tuyển dụng sẽ hoàn tất mẫu đơn PERM (Program Electronic Review Management) và nộp cho Bộ Lao Động Hoa Kỳ (U.S. Department of Labor) để Bộ Lao Động Hoa Kỳ chứng thực và chấp thuận mẫu đơn PERM mà nhà tuyển dụng đệ trình. Nhà tuyển dụng phải chứng minh được với DOL rằng trong suốt quá trình tuyển dụng từ đầu cho đến cuối, họ đã áp dụng nhiều biện pháp để tìm kiếm ứng viên là công dân Mỹ phù hợp cho vị trí nhưng đã không thể tìm được người đủ điều kiện hoặc muốn ứng tuyển.
Lý do là để chứng minh với DOL rằng nhà tuyển dụng đã tuân thủ chính sách: ưu tiên quyền lợi cho các công dân Hoa Kỳ trước nhất khi thuê lao động. Nếu công ty bảo trợ có nhận đơn dự tuyển từ một cá nhân công dân Mỹ đang có nhu cầu nhưng không xem xét, phỏng vấn hoặc che giấu, không cho DOL biết đã nhận đơn dự tuyển thì công ty bảo trợ, cũng như các bên có liên quan, sẽ bị phạt và:
Bước thứ 2 là nộp đơn xin bảo lãnh nhân công với Sở Di Trú Hoa Kỳ (U.S. Immigration and Citizenship Services). Bước này cũng do nhà tuyển dụng thực hiện và cụ thể là hoàn tất mẫu đơn I-140, Immigrant Petition for Alien Worker. Trong I-140, nhà tuyển dụng cần phải chứng minh rằng:
Đối tượng lao động có những bằng cấp mà vị trí tuyển dụng yêu cầu và những bằng cấp này phải còn hiệu lực trong suốt quá trình xét duyệt mẫu đơn PERM.
Nhà tuyển dụng có khả năng chi trả cho đối tượng lao động mức lương được đề xuất trong mẫu đơn PERM và trong bất kỳ trường hợp nào, người lao động cũng không phải hoàn trả lại phần lương của họ cho nhà tuyển dụng.
Cuối cùng là bước đối tượng lao động tại nước ngoài sẽ nộp đơn xin thẻ xanh / visa định cư. Có 1 điểm quan trọng cần lưu ý là, trường hợp bảo lãnh định cư diện lao động cũng chịu những hạn chế thường niên về việc xin làm thường trú nhân, tùy theo khu vực địa lý. Với công dân Việt Nam, chỉ những người nộp đơn PERM xin EB-3 trước ngày 1 tháng 6 năm 2016 là có thể xin thẻ xanh vào tháng 10, 2016 còn những ưu tiên khác như EB-5 thì thời điểm hiện tại không có hồ sơ tồn đọng với đối tượng công dân Việt Nam nên cũng không hạn chế.
Thông thường, đương đơn sẽ nghĩ rằng trường hợp của họ đủ điều kiện và đi vào phỏng vấn. Chỉ trong cuộc phỏng vấn đó nếu lãnh sự xét thấy tiến trình hồ sơ của đương đơn đã không được thực hiện theo đúng những điều luật và quy định có liên quan, thì họ mới từ chối cấp thẻ xanh do nghi ngờ hồ sơ có sự gian dối. Những viên chức lãnh sự có thể tra lại các trường hợp đang nộp đơn tại Lãnh sự và nếu họ phát hiện nhiều đương đơn xin cùng 1 chỗ làm (ví dụ như làm việc thu hoạch táo tại nông trại gà hoặc ở nhà hàng thức ăn nhanh) thì họ sẽ xét duyệt lại tất cả các mẫu đơn được đệ trình để điều tra xem có bất kỳ trường hợp gian dối nào nữa không.
Trên thực tế, việc gian dối trong hồ sơ dạng lao động ưu tiên 3, EB-3, rất phổ biến đặc biệt là tại Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ bao gồm: Bộ lao Động, Sở Nhập Tịch và Di Trú, Bộ Ngoại Giao kế đó có thể hợp lại với nhau để điều tra nhà tuyển dụng đã bảo trợ cho những đối tượng lao động cũng như các bên có liên quan nào, bao gồm cả bản thân người lao động. Nếu điều tra ra được vị trí tuyển dụng không hợp lệ, tất cả những trường hợp thường trú nhân do nhà tuyển dụng đó bảo trợ sẽ bị bác bỏ. Không may là đương đơn thường không nhận thức những hậu quả của việc nộp hồ sơ gian dối khi mà trên giấy tờ được đệ trình có chữ ký của họ xác thực thông tin với chính phủ Hoa Kỳ. Bị từ chối vì gian dối không chỉ không thể xin thẻ xanh thông qua EB-3 mà còn đánh mất đi mọi cơ hội được vào Mỹ với những diện khác trong tương lai. Theo điều luật (INA Section 212(a)(6)(C)(i)).
Sau đây là những dấu hiệu của những hồ sơ có tính cách gian dối và không đúng theo luật Hoa Kỳ mà quý vị nên chú ý.
Đây cũng là những dấu hiệu hồ sơ bảo lãnh sẽ không được chấp thuận.
-
Công ty tuyển dụng yêu cầu thanh toán lệ phí pháp lý, phí quảng cáo hoặc phí hành chính liên quan trong tiến trình xin EB-3. Luật Lao Động Hoa Kỳ yêu cầu rằng nhà tuyển dụng phải chịu tất cả những chi phí từ bước đầu tiên trong quá trình xin bảo lãnh công nhân nước ngoài như phí luật sư, và tất cả những chi phí quảng cáo phát sinh trong quá trình tìm nhân công(20 CFR 656.12). Hiện tại, không có ngoại lệ đối với yêu cầu này. Vì vậy, đối tượng lao động triển vọng hoặc các bên có liên quan không cần hoàn trả hoặc đề xuất chi trả bất kỳ phần trăm nào các chi phí này.
-
Công ty môi giới yêu cầu quý vị trả một lệ phí lớn để giúp tìm công ty tuyển dụng và việc làm. Luật lao động nghiêm cấm việc thu lệ phí cho việc giới thiệu cho người lao động với công ty tuyển dụng trong chương trình EB-3. Rất nhiều công tu môi giới ở Việt Nam thu lệ phí rất cao cho việc giới thiệu việc làm cho người lao động ở Mỹ để được bảo lãnh theo chương trình EB-3. Đây là việc bị nghiêm cấm và hoàn toàn đi sai mục đích của chương trình EB-3.
-
Với những quảng cáo mà quảng bá rằng 1 vị trí EB-3 nào đó yêu cầu cam kết hợp đồng lao động chỉ 12 tháng. Xin lưu ý rằng những công việc thông qua quá trình xét duyệt PERM được quy định là vô thời hạn và không có ngày hoàn thành được xác định trước như vậy. Theo điều (INA Section 203(b)(3)).
-
Đương đơn chưa bao giờ nói chuyện với công ty tuyển dụng hoặc chưa có bất kì liên lạc nào với công ty tuyển dụng qua email, điện thoại hoặc thư từ. Đương đơn chưa bao giờ được phỏng vấn để tuyển dụng. Nếu không có qua một quy trình tuyển dụng bình thường thì là dấu hiệu của 1 mối quan hệ lao động không hợp lệ.
Xin lưu ý là bài viết này không phải ngụ ý rằng tất cả bảo trợ diện EB-3 là không có hiệu lực. Trong nhiều trường hợp công ty tuyển dụng và người lao động được tuyển dụng và đơn bảo lãnh của họ hoàn toàn hợp lệ và có thể được chấp thuận. Song, cần chú ý phân biệt khi nào hồ sơ có khả năng được chấp thuận và những hồ sơ không được chấp thuận.
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy hồ sơ bảo lãnh EB-3 là hợp lệ:
- Đối tượng lao động hiện tại đang làm việc với nhà tuyển dụng tại nước ngoài hoặc tại Mỹ và nhà tuyển dụng muốn bảo lãnh họ trở thành thường trú nhân để họ có thể đảm nhận công việc trong công ty vô thời hạn.
- Người lao động đã hồi đáp lại quảng cáo tuyển dụng của doanh nghiệp và đã được phỏng vấn cho vị trí cần tuyển dụng, có thể qua điện thoại hoặc thư điện tử. Đối tượng xin việc cần cho nhà tuyển dụng thấy họ có những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển và phải trả lời được những câu hỏi có liên quan
- Trong giai đoạn đệ trình mẫu đơn PERM, người lao động ứng tuyển không cần chịu bất kỳ chi phí nào, bao gồm cả phí pháp lý hoặc phí cho nhà tuyển dụng để giữ vị trí ứng tuyển cho cá nhân người lao động
Nhìn chung, khi 1 công ty tuyển dụng đưa ra một lời mời ứng tuyển xác thực thuộc diện EB-3, việc chấp nhận lời mời này là hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, việc để cho nhà tuyển dụng chịu hết mọi chi phí có liên quan trong quá trình (chẳng hạn như tối thiểu là bước đầu tiên với ý định bảo lãnh người lao động vô thời hạn cho 1 vị trí tuyển dụng) cũng là hợp lệ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp nhà tuyển dụng quảng bá chương trình tiềm năng của họ vừa nhận được sự chấp thuận của cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và yêu cầu người lao động thanh toán mọi chi phí phát sinh. Xin lưu ý, với những trường hợp như vậy, người lao động nên thông qua ý kiến luật sư.
Việc không phán đoán được một chương trình EB-3 nào đó có hợp lệ hay không có thể dẫn đến những rắc rối về sau cho những công dân nước ngoài khi họ muốn xin trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ hoặc xin được cấp visa định cư tạm thời.
Nguồn: ditrumy.com
Muôn nẻo đường sở hữu được thẻ xanh
Mỹ là điểm đến hấp dẫn người giàu ở các nước đang phát triển tới bỏ tiền đầu tư, không chỉ để sinh lời mà chủ yếu để nhập tịch, trở thành công dân Mỹ. Nhưng một số thay đổi về chính sách của Mỹ có thể khiến việc nhập tịch thông qua đầu tư này trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Từ năm 1990, Chính phủ Mỹ có chính sách cấp quy chế “thường trú nhân” (permanent resident), gọi nôm na là “thẻ xanh”, cho người nước ngoài đầu tư mở doanh nghiệp và sử dụng lao động tại Mỹ. Chương trình này được gọi tắt là EB-5, chủ yếu nhắm tới những người giàu có ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước đang phát triển khác.