Nữ sinh Việt kể cuộc sống không tiền mặt ở Trung Quốc

Lần đầu tiên sang Trung Quốc hồi đầu năm, Hương Giang khiến nhân viên siêu thị gần trường bất ngờ và lúng túng khi cô thanh toán bằng tiền mặt.

20:16 22/05/2023

Trương Thị Hương Giang, 21 tuổi, hồi tháng 2 sang Trung Quốc để theo học năm nhất khoa Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh theo chương trình học bổng toàn phần. Một trong những ấn tượng đầu tiên của cô khi tới Bắc Kinh là cuộc sống gần như không dùng đến tiền mặt ở đây.

Ở Trung Quốc, mọi hoạt động như đi xe buýt, tàu điện, mua hàng ở siêu thị đều sử dụng mã QR thanh toán qua Alipay. Do mới đến, chưa kịp làm thẻ ngân hàng hay đăng ký app Alipay, Giang vẫn sử dụng tiền mặt khi đi siêu thị.

"Khi thấy tôi thanh toán bằng tiền mặt, nhân viên thu ngân tại siêu thị lộ vẻ bất ngờ, loay hoay hồi lâu mới tìm được tiền lẻ để trả lại", nữ sinh quê Hải Dương kể với VnExpress.

Hương Giang sử dụng mã QR để thanh toán tại siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hương Giang sử dụng mã QR để thanh toán tại siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo báo cáo năm 2021 của Hiệp hội Thanh toán Trung Quốc, quét mã QR là phương thức thanh toán được sử dụng thường xuyên nhất ở nước này, với 95,7% người sử dụng thanh toán qua điện thoại di động. Báo cáo cho hay gần 53% hành khách sử dụng mã QR để trả tiền vé xe buýt hoặc tàu điện ngầm, trong khi tỷ lệ dùng thẻ giao thông trả trước hoặc tiền mặt giảm dần.

Người dân Trung Quốc thanh toán bằng quét mã QR trung bình ba lần một ngày. Những người thuộc thế hệ sinh sau năm 1995 sử dụng thanh toán di động với tần suất cao nhất, đặc biệt là đàn ông, với trung bình 4 lần/ngày.

Wang Yu, giám đốc cấp cao của bộ phận kiểm soát rủi ro của UnionPay, tập đoàn dịch vụ tài chính nhà nước Trung Quốc, cho hay tính tiện lợi là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy người dân lựa chọn thanh toán di động, tiếp theo là thói quen và các hình thức khuyến mại.

Hương Giang cho biết các siêu thị ở Trung Quốc vẫn chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hiện rất ít người sử dụng. Đa số khách đi siêu thị tự quét mã các món mà mình chọn tại quầy thanh toán tự động, sau đó thao tác trên màn hình để chuyển khoản, nhận hóa đơn điện tử mà không cần đến nhân viên thu ngân. Quầy thu ngân tại siêu thị chủ yếu để hỗ trợ người cao tuổi, người nước ngoài không biết cách thanh toán bằng mã QR.

Bởi vậy, Hương Giang cho hay điện thoại thông minh trở thành "vật bất ly thân" ở Trung Quốc, bởi gần như hoạt động nào cũng cần điện thoại để quét mã QR.

"Ở trường dùng điện thoại để quét mã đăng ký, báo danh, mua nước, mua đồ ở quầy bán hàng tự động. Ra ngoài dùng điện thoại để quét mã thuê xe đạp, trả tiền vé xe buýt, tàu điện ngầm", cô kể.

Để sử dụng tàu điện ngầm, hành khách phải quét mã QR khi qua cửa an ninh. Khi đến nơi, họ lại quét mã ở cửa ra, để ứng dụng tính toán quãng đường đã đi và trừ tiền. Hương Giang cho biết ban đầu cô khá bỡ ngỡ, nhưng khi đã trải nghiệm quen thì cảm thấy cách thanh toán này "cực kỳ tiện lợi".

Lê Khánh Linh, 24 tuổi, sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Hán ngữ trường đại học Sư phạm Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cho hay cô không còn xa lạ với hệ thống thanh toán phi tiền mặt khi đi siêu thị hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Khánh Linh cho biết giá vé tàu điện ngầm ở Trung Quốc được tính theo số km, với chi phí rẻ hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác. Trong một chuyến đi bằng tàu điện ngầm từ trường đại học Sư phạm Hoa Trung tới thắng cảnh Hoàng Hạc Lâu, cô đi qua 10 trạm dừng, với tổng mức phí khoảng 4 nhân dân tệ (13.500 đồng).

Hành khách có nhiều cách thanh toán như mua thẻ tháng, mua vé ở từng trạm, hoặc thanh toán bằng cách quét mã QR qua app Alipay, WeChat. Khánh Linh lựa chọn hình thức quét mã QR vì mức độ thuận tiện và an toàn của nó.

"Hy vọng các phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam cũng sẽ phát triển nhanh chóng, giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn và không cần sử dụng tiền mặt khi thanh toán", cô nói.

Khánh Linh đi chơi ở Hoàng Hạc Lâu, thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố Vũ Hán, ngày 12/5. Ảnh: Khánh Linh
Khánh Linh tại Hoàng Hạc Lâu, thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố Vũ Hán, ngày 12/5. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tags:
Sau vụ ly hôn nghìn tỷ với “vua cà phê”, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ ra sao: Nhan sắc thăng hạng, sống kín tiếng nhưng chăm làm 1 việc được lòng cư dân mạng

Sau vụ ly hôn nghìn tỷ với “vua cà phê”, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giờ ra sao: Nhan sắc thăng hạng, sống kín tiếng nhưng chăm làm 1 việc được lòng cư dân mạng

Sau một thời gian dài “đường ai nấy đi”với Đặng Lê Nguyên Vũ, cuộc sống của nữ doanh nhân quê Gia Lai có nhiều thay đổi bất ngờ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất