Nước Mỹ: “Chính quyền có nhiều thành tích nhất kể từ năm 1933”
Chính phủ Mỹ đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị đón mốc tròn 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump vào ngày hôm nay 29/4. Nhà Trắng tự đánh giá đây là chính quyền có nhiều thành tích nhất trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1933. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận định này.
17:42 03/05/2017
Tổng thống Donald Trump vẫn chưa công bố bất kỳ tài liệu nào về chính sách đối ngoại lớn để các nước khác có thể đoán trước cách mà nước Mỹ cam kết với thế giới sau 8 năm nhiệm kỳ trước.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông dựa trên cương lĩnh “Nước Mỹ trên hết”, tức là Mỹ sẽ chỉ hành xử dựa trên lợi ích của mình, và sẽ rút khỏi các cuộc nội chiến, các thỏa thuận không có lợi, các tổ chức quốc tế không mong muốn và các liên minh đang trục trặc.
Trong ngày đầu cầm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận tự do thương mại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng phải đàm phán rất vất vả giữa 12 nền kinh tế khu vực. Sau đó, ông định tạm thời cấm nhập cư từ 7 nước Trung Đông, nhưng không thành. Sau đó, ông đưa ra một dự thảo ngân sách cắt giảm 38% ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ.
Hành trình “lội ngược dòng” của ông Trump
Chỉ một số nhà quan sát dễ bị kích động mới bắt đầu nghĩ là họ đã hiểu về Tổng thống Trump, rằng ông không chỉ đảo ngược các chính sách của chính mình mà còn khó nắm bắt khi thực hiện chiến lược “Nước Mỹ trên hết”.
Mọi người hẳn còn nhớ Tổng thống Trump đã nói chuyện với người đứng đầu chính quyền Đài Loan, cam kết phản đối chính sách “Một Trung Quốc”. Nhưng bất ngờ, ông ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Ông cũng chỉ trích người châu Âu không đóng góp đủ cho NATO, nhưng sau đó tuyên bố: “Tôi yêu NATO”.
Ông từng tỏ ra thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và lạnh nhạt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chỉ để sau đó hợp tác và đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc thân thiện, nồng hậu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng “không phải là bạn” nhưng giờ đây ông Abe dường như là một người mà ông Trump thường xuyên tham vấn. Tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ thậm chí nhắc lại các cam kết của Mỹ bảo vệ Nhật Bản nếu Trung Quốc tấn công “đất nước mặt trời mọc” liên quan đến quần đảo Senkaku.
Chỉ 2 ngày sau vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học tại Syria hồi tháng 4, ông Trump đã ra lệnh bắn tên lửa, phá hủy căn cứ không quân của chính phủ Syria mà ông cho là chứa loại vũ khí này – điều mà Obama đã không làm.
Cơ hội cho Việt Nam
Việt Nam là một nước được hưởng lợi nhiều từ thực tế Trump. Thực vậy, Việt Nam đã có một sự khởi đầu chiến lược. Tháng 12/2016, ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thảo luận cách thức tăng cường thương mại và đầu tư trong tương lai. Và ông Trump đã thông báo sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11 tới, theo lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một cuộc gặp ở Washington ngày 20/4. Việt Nam đã thành công trong việc đặt mình vào màn hình radar của ông Trump.
Ông Trump đã từ chối TPP ngay sau khi nhậm chức. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam không thể đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Mỹ trong tương lai. Ông Trump hẳn đã không nhận ra rằng bên cạnh thương mại, còn có những vấn đề lớn về an ninh, kinh tế và văn hóa. Ông Trump có thể sẵn sàng thỏa hiệp khi ông hiểu rõ hơn các vấn đề này. Nhóm các nước mới nổi không phản đối thương mại như ông nghĩ và họ đều ủng hộ ngoại giao. Tôi tin rằng một dạng thỏa thuận thương mại nào đó sẽ có thể được ký kết. Người Việt Nam có thể đóng một vai trò lớn trong việc đảo chiều cảm xúc của ông Trump về chính sách thương mại.
Một số dấu hiệu tích cực
Tuần này, ông Trump đã rút lại đề nghị lớn liên quan đến việc Quốc hội chi tiền cho bức tường biên giới với Mexico mà ông ra lệnh xây. Nếu ông tiếp tục với lời đe dọa này, Chính phủ Mỹ sẽ nhiều khả năng phải đóng cửa, như dưới thời Obama và Bill Clinton. Số tiền không phải chi cho việc xây bức tường sẽ dễ dàng dồn cho đề nghị tăng ngân sách quốc phòng của ông Trump lên 54 tỷ USD.
Ngân sách quốc phòng của ông Trump – ở mức cao hơn nhiều so với những gì ông Obama ngừng chi cho quân đội – đi kèm với một chính sách tăng cường sức mạnh Hải quân Mỹ. Điều này có thể được hiểu là ông Trump đang “xoay trục sang châu Á” trong một nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng và hiếu chiến.
Thực vậy, Hải quân Nhật Bản và Mỹ đang tiến hành tập trận chung trong tuần này nhằm thể hiện sức mạnh và tình đoàn kết. Cần ghi nhận rằng Mỹ dường như đã cử một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đến vùng biển Hàn Quốc nhằm đe dọa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong khi có một sự mập mờ về việc khi nào và tại sao tàu này được điều đến đây, thì đây vẫn là một dấu hiệu quan trọng. Một tàu ngầm hạt nhân hiện cũng đang có mặt tại bán đảo Triều Tiên.
Chuyến thăm Australia của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tái khẳng định quan hệ đồng minh Mỹ – Australia, dấu hiệu tích cực cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông Pence thông báo rằng Mỹ sẽ đón nhận 1.250 người tị nạn đang bị tạm giữ tại các đảo Manus và Nauru trong một thỏa thuận do cựu Tổng thống Obama và Thủ tướng Malcolm Turnbull làm trung gian năm 2016.
Ông Trump đã đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao và ngân sách dành cho viện trợ nước ngoài trong năm tài khóa tới. Ban đầu ông đề xuất cắt giảm 37%, nhưng giới vận động hành lang đã làm con số này chỉ còn 28%. Điều này nhiều khả năng có nghĩa là Mỹ sẽ ngừng chi cho các chương trình của LHQ không vận hành tốt và các viện trợ song phương cho một số nước. Biến đổi môi trường và khí hậu sẽ là các lĩnh vực bị giảm chi mạnh mẽ.
Nhưng chương trình trao đổi học đường Fulbright, dành cho các sinh viên, nghiên cứu sinh vẫn được đảm bảo. Việt Nam sẽ nhận vài triệu USD để khởi động Đại học Fulbright nhằm giúp đất nước đào tạo các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý và những người làm về chính sách.
Một số nguy cơ
Một vấn đề lớn là các mối đe dọa hiện hữu của Triều Tiên chống Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật Bản, và mới đây là Australia. Các vấn đề khác bao gồm sự mất cân bằng thương mại và việc Trung Quốc chiếm và quân sự hóa Biển Đông. Ông Trump đã gây sức ép để ông Tập xoa dịu các vấn đề này.
Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đang xây dựng trái phép hoặc đòi chủ quyền đối với lãnh thổ của Việt Nam, bác bỏ quyền của Việt Nam khai thác tài nguyên dầu mỏ và đánh cá, đó là chưa kể việc họ phủ nhận các quyền tự do đi lại trên đại dương. Mỹ có truyền thống đảm bảo các quy định và luật pháp quốc tế về điều hành hàng hải và giải quyết tranh chấp. Họ cần duy trì vai trò này.
Có thể ông Trump sẽ làm tốt hơn các nhiệm kỳ trước bằng cách tiếp cận mới đối với Trung Quốc.
Nhưng đừng quên việc ông Trump đã thay đổi 180 trong việc tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ, một vấn đề lớn đối với ông. Sau cuộc gặp ở Mar-a-Largo, ông Trump nói Trung Quốc không như vậy. Các nhà phân tích quan tâm đến vấn đề này đang theo dõi sát để xem ông Trump sẽ nhận lại điều gì khi “mềm hóa” quan điểm của mình với Trung Quốc. Hoặc chứng kiến Trung Quốc thúc đẩy các lợi ích của mình như đã làm với Obama.
Chính phủ của Tổng thống Trump đã tạo ra khoảng hơn 500.000 việc làm, giảm 61% số các vụ vượt biên trái phép.
Cùng với đó, vị tổng thống mới đã ký 30 văn bản hành pháp và bổ sung thêm 28 luật vào hệ thống luật hiện hành, con số được đánh giá là chưa từng có kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt.
Mỹ triển khai tàu ngầm mang tên lửa Tomahawk thứ hai tới gần Triều Tiên
Tàu ngầm tấn công USS Cheyenne được triển khai tới căn cứ hải quân Sasebo, Nhật Bản, nhằm tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật.