-
Cô gái Việt gây sốt với kinh nghiệm xuyên nước Mỹ chỉ 300 USD
Cô gái Việt duy nhất sống sót sau vụ lở tuyết trên núi ở Nepal Võ Thị Mỹ Linh mới đây tự đi xuyên nước Mỹ với số tiền 300 USD. Chia sẻ kinh nghiệm “road trip” ở Mỹ của cô đang gây sốt trên mạng.
-
Liệu ông Trump có làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”?
Ứng viên tổng thống Donald Trump từng hứa sẽ làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Bây giờ ông đã đắc cử và cần thực hiện cam kết nói trên.
-
Rủi ro lớn từ chính sách ‘nước Mỹ trước tiên’ của Donald Trump
Chính sách “nước Mỹ trước tiên” của ông Donald Trump tiềm ẩn nguy cơ đe dọa các giá trị tự do, dân chủ mà Mỹ cổ xúy trên toàn cầu suốt nhiều thập kỷ qua.
-
Lý do ông Trump có thể là tổng thống tốt của nước Mỹ
Trong một bài bình luận đăng tải trên New York Times, Richard W. Painter, cựu luật sư Nhà Trắng từ năm 2005-2007 và hiện là giáo sư luật tại Đại học Luật Minnesota, đã đưa ra những lý do để cho rằng ông Donald Trump hoàn toàn có thể là một tổng thống tốt cho nước Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Ảnh: AFP) Giáo sư Painter viết: “Tôi là một trong hàng triệu người Cộng hòa ủng hộ bà Hillary Clinton bởi nhiều thứ mà tôi nghe ông Trump nói trong chiến dịch tranh cử thật vô nghĩa và làm tổn thương nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng, trở thành một vị tổng thống tốt với ông ấy sẽ phải vượt qua nhiều thách thức, song ông ấy hoàn toàn có thể tránh nguy cơ trở thành một vị tổng thống tồi”. Ông đưa ra 2 lý do cho nhận định này. Thứ nhất, ông Trump không phải là một chính trị gia, do vậy, ông ấy không thể đi xa được như hiện nay nếu không phải là một người thông minh. Thứ hai, ông Trump có lẽ cũng biết điều mà ai cũng biết đó là: Nhiều điều mà ông ấy tuyên bố để lấy lòng cử tri là vô nghĩa. Chỉ lý do đó có thể tin rằng ông Trump sẽ không thực thi tất cả những điều đã tuyên bố khi tranh cử. Hơn nữa, một quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát chắc chắn sẽ ngăn cản những đề xuất chính sách của ông nếu không hợp lý, ví dụ, từ chối cấp kinh phí xây dựng bức tường ở biên giới với Mexico. Đó là chưa kể, không phải tất cả các đề xuất chính sách của ông đều tệ. Về chính sách thương mại, ông Trump có thể không đàm phán các hiệp định thương mại mới, nhưng cũng rất ít khả năng ông sẽ rút lại các thỏa thuận thương mại hiện có. Theo giáo sư Painter, ông Trump có lẽ có đủ hiểu biết lịch sử để tránh chủ nghĩa bảo hộ thảm họa của những năm 1930 khiến cuộc Đại suy thoái của nước Mỹ trầm trọng hơn. Ông hay bất cứ chuyên gia kinh tế nào đều biết rằng, thương mại toàn cầu hóa tạo ra nhiều việc làm hơn là hủy hoại nền kinh tế. Ông Trump trong khi đó được đánh giá là một nhà thương thuyết giỏi bất chấp những phát ngôn gây tranh cãi gần đây. Đó là lý do tại sao người ta có thể tin tưởng rằng ông có thể thuyết phục được các ngành, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để đạt những mục tiêu đề ra. Ông cũng tỏ ra là người thẳng thắn, quyết đoán và có lẽ không dễ bị mua chuộc. “Ông ấy chẳng hề e ngại nói ra những điều mà ông ấy nghĩ. Sẽ rất tốt nếu một chính trị gia luôn thẳng thắn, minh bạch”, tờ Todayinfo nhận định. Sự thẳng thắn của ông Trump thể hiện ngay ở cách điều hành doanh nghiệp của ông, ông sẵn sàng sa thải bất cứ ai nếu cảm thấy “không được việc”. Với bản tính này rất có thể ông Trump sẽ xây dựng được một đội ngũ trợ lý điều hành đắc lực khi trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Với vấn đề người nhập cư, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump tỏ ra vô cùng gay gắt về vấn đề nhập cư, nhưng có lẽ ông cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng người nhập cư góp phần thúc đẩy kinh tế Mỹ. Mỹ là quốc gia giàu nhất thế giới một phần lớn là nhờ người nhập cư, trong đó có tổ tiên của ông Trump. Về chính sách đối ngoại, trong chiến dịch tranh cử ông Trump từng cam kết nếu ông đắc cử, chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Với tuyên bố này, người ta có thể kỳ vọng, nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ không sa lầy vào các cuộc chiến “tốn người, hao của”. Ông cũng có thể giúp nước Mỹ tiết kiệm được hàng tỷ USD khi đề nghị các đồng minh phải chia sẻ gánh nặng chi phí đảm bảo an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được điều này, nước Mỹ phải hợp tác với họ. Nguồn: Dân trí (Visited 8 times, 1 visits today)
-
Nước Mỹ: “Tan cửa nát nhà” mất anh em, bạn bè vì bầu cử
Cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã kết thúc nhưng ít ai biết rằng đằng sau những vinh quang của người thắng cuộc và nỗi thất vọng của kẻ bại trận, đang tồn tại sự chia rẻ trong nội bộ người dân Mỹ, ngay cả khi họ là những người trong cùng một gia đình.
-
‘Gia đình tôi bỏ phiếu cho Trump, xin lỗi nước Mỹ’
Buổi sáng đầu tiên nước Mỹ thức dậy với Donald Trump đắc cử tổng thống, rất nhiều người vẫn bàng hoàng chưa tin đây là sự thật.