Ông Obama từng đánh gãy mũi bạn vì bị phân biệt chủng tộc
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng làm gãy mũi một người bạn khi ông còn là thiếu niên, vì bị người này gọi bằng cụm từ phân biệt chủng tộc.
11:21 24/02/2021
Vị cựu tổng thống được biết đến với tính cách điềm tĩnh kể lại chuyện này với ca sĩ Bruce Springsteen trong tập podcast mới nhất trên Spotify của hai người, Forbes đưa tin ngày 23/2.
Cựu Tổng thống Obama cho biết ông cũng trải qua những tình huống bị phân biệt chủng tộc khi lớn lên ở Hawaii. Ông đã bị một người bạn gọi bằng cụm từ phân biệt chủng tộc trong cuộc tranh cãi ở phòng thay đồ của trường trung học.
"Tôi đã đánh vào mặt và làm gãy mũi anh ta", cựu tổng thống kể lại. “Tôi cũng nói ‘Đừng bao giờ gọi tôi như thế’”.
Ông Obama từng đánh gãy mũi bạn vì bị gọi bằng cụm từ phân biệt chủng tộc. Ảnh: AP.
Trải nghiệm này được ông Obama chia sẻ khi ông cùng ca sĩ Springsteen thảo luận trong podcast về trường hợp bị phân biệt chủng tộc của Clarence Clemons, nghệ sĩ saxophone quá cố trong ban nhạc E-Street của Springsteen.
Ca sĩ Springsteen cho biết ông Clemons thường là “người đàn ông da đen duy nhất trong đám đông” và buộc phải chịu đựng hành vi phân biệt chủng tộc, đôi khi từ những người ông Clemons xem là bạn bè.
Ông Obama cho rằng những lời chửi bới phân biệt chủng tộc gây tổn thương đó gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cựu tổng thống cũng cho biết ông tin những người có lời nói phân biệt chủng tộc làm như vậy để khẳng định vị thế của chính họ.
Ngày 22/2, Spotify thông báo về việc ra mắt loạt podcast của ông Obama và ca sĩ Springsteen. Các podcast này được thu âm vào năm ngoái tại nhà của ông Springsteen ở New Jersey.
Loạt podcast này sẽ có sáu tập, được phát hành độc quyền hàng tuần trên dịch vụ phát trực tuyến Spotify. Đây là thỏa thuận podcast mới nhất Spotify ký với các nhân vật nổi tiếng.
Một lần họp lớp thấy cách biệt giàu - nghèo rõ rệt, tôi nhận ra: Người bình thường thích SĨ DIỆN, kẻ tinh anh thích ĐẦU TƯ, vốn văn hoá quyết định ĐẲNG CẤP
Người có tiền đang có xu hướng chú tâm hơn vào bất động sản, thời đại “tiêu dùng phô trương” đã qua, con người ta dần dần không còn muốn sử dụng những thứ bên ngoài để phô trương bản thân, thay vào đó, họ chú trọng tới những tài sản thực dụng và một cuộc sống thực tế hơn.