Phát hiện một “siêu Trái Đất” tồn tại sự sống

Các thực tập sinh của NASA và các nhà thiên văn nghiệp dư tìm đã tìm thấy một “siêu Trái đất” nằm cách 226 năm ánh sáng và cần thiết cho sự sống tồn tại.

20:30 10/01/2019

Khi sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, hai thực tập sinh và một nhóm các nhà thiên văn nghiệp dư đã tìm thấy một siêu Trái đất mới.

Kích thước của hành tinh này gấp đôi Trái đất và được gọi là K2-288Bb, một thế giới mới nuôi hy vọng rằng nó có thể chứa sự sống.

Siêu Trái đất nằm cách 226 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Kim Ngưu, nó có thể là đá hoặc là một hành tinh giàu khí tương tự như sao Hải Vương, NASA cho biết.

“Kích thước của hành tinh này rất khác biết trong số các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta.”

Hành tinh mới, K2-288Bb, quay quanh một ngôi sao nhỏ hơn và mờ dần sau mỗi 31,3 ngày.

Phát hiện được thực hiện từ năm 2017 bởi hai thực tập sinh Feinstein và Makennah Bristow, sinh viên đại học Asheville, phía Bắc Carolina cùng với Joshua Schlieder, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland.

Họ đã tìm kiếm dữ liệu từ Kepler để tìm bằng chứng về hoạt động của siêu Trái đất này và nhận thấy hai khả năng chứng minh chuyển động của hành tinh trong hệ thống.

Nhưng các nhà khoa học yêu cầu thêm một nghiên cứu thứ ba trước khi tuyên bố phát hiện ra một hành tinh tồn tại sự sống.

Nhóm thực tập sinh chưa nghiên cứu tới khả năng này.

Trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu được xử lý được đăng trực tiếp lên Exoplanet Explorers, một dự án tìm kiếm các quan sát K2 của Kepler để xác định vị trí các hành tinh chuyển tiếp mới.

Vi vậy, vào tháng 5 năm 2017, các tình nguyện viên của dự án đã tìm thấy khả năng thứ ba và bắt đầu một cuộc thảo luận hào hứng liên quan tới hành tinh "siêu Trái đất" trong hệ thống. Điều này đã thu hút sự chú ý của Feinstein và các đồng nghiệp của cô.

"Đó là cách chúng tôi đã bỏ lỡ nó, phát hiện của các tình nguyện viên là vô cùng quý giá này và hướng chúng tôi đến nó", Feinstein nói.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu quan sát tiếp bằng Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA, Kính viễn vọng Keck II tại Đài thiên văn W.M. Keck và Kính viễn vọng Hồng ngoại. Đồng thời nhóm cũng kiểm tra dữ liệu từ Gaia của ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu).

Hải Vân – tinnuocmy.com

NASA tiết lộ “thành phố trên mây” tại sao Kim

NASA tiết lộ “thành phố trên mây” tại sao Kim

Tiểu thuyết khoa học đầu thế kỷ 20 mô tả bầu khí quyển sao Kim như một Trái Đất thứ hai với nhiệt độ ấm áp, đủ điều kiện phát triển rừng, đầm lầy và thậm chí cả khủng long.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất