Phong thái trái ngược của phu nhân hai ứng viên tổng thống Mỹ

Đệ nhất phu nhân Melania thường xuất hiện với vẻ lạnh lùng, trầm tĩnh, trong khi vợ Biden nhiệt tình sát cánh bên chồng mỗi khi cùng xuất hiện.

02:30 07/11/2020

Lần gần nhất người dân nước Mỹ thấy Đệ nhất phu nhân Melania Trump là rạng sáng 4/11 tại Phòng phía Đông Nhà Trắng, khi Tổng thống Donald Trump phát biểu tuyên bố chiến thắng sớm. Bà Melania mặc một bộ vest đen, bên trong là áo sơ mi trắng và đi đôi giày cao gót màu đen. Bà mỉm cười khi bước vào căn phòng và mái tóc vàng trở nên rực rỡ dưới ánh đèn.

Bà Melania luôn nỗi bật mỗi khi xuất hiện và đây chính là một trong những kỹ năng tốt nhất của bà với tư cách là Đệ nhất phu nhân, theo Robin Givhan, nhà bình luận của Washington Post.

Đệ nhất phu nhân Melania đứng nghe bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại  hôm 4/11. Ảnh: Washington Post.
Đệ nhất phu nhân Melania đứng nghe bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại hôm 4/11. Ảnh: Washington Post.

Khi Tổng thống Trump bắt đầu phát biểu, gương mặt của bà không bộc lộ cảm xúc và biểu cảm này dường như không mấy thay đổi khi ông Trump tiếp tục đưa ra nhiều cáo buộc bầu cử gian lận. Khi Tổng thống kết thúc bài phát biểu, Đệ nhất phu nhân Melania mỉm cười và vỗ tay. Đó là những gì bà luôn thể hiện trong suốt bốn năm qua.

Lúc Trump phát biểu, Melania không tiến lại gần hay gật đầu để bày tỏ ủng hộ, mà ngược lại đứng xa tới mức khiến nhiều người cảm thấy giữa họ không có sự kết nối.

"Bà ấy đứng trên sân khấu như một người đang tìm kiếm những sở thích riêng của mình", Givhan viết.

Melania đã tự xây dựng hình ảnh riêng của mình trước công chúng: một Đệ nhất phu nhân điềm đạm, ăn mặc đẹp, ít khi phát biểu, làm những công việc truyền thống của phu nhân tổng thống, như trang trí cây thông Noel ở Nhà Trắng hoặc lên thực đơn cho các buổi quốc yến.

Suốt nhiều năm qua, bà Melania nhiều lần nói với công chúng rằng bà là chính mình và đưa ra lựa chọn của riêng mình. "Tôi không muốn thay đổi ông ấy. Ông ấy cũng không muốn thay đổi tôi", bà nói với MSNBC hồi năm 2016.

Givhan cho rằng vợ chồng Tổng thống Trump hợp với nhau vì họ là chính họ và là sự bù trừ cho nhau, khi Trump nóng nẩy còn Melania lại điềm đạm.

Trong một buổi nói chuyện tại Đại học New York hơn 10 năm trước, một sinh viên từng hỏi Melania liệu bà có lấy Tổng thống Trump nếu ông không giàu có hay không. Melania khi đó trả lời rằng "nếu tôi không đẹp, bạn nghĩ ông ấy có ở bên tôi không?".

"Có thể giữa họ là một mối quan hệ giao dịch. Chỉ những người trong cuộc mới thực sự biết bản chất của nó", Givhan viết.

Lần cuối công chúng nghe Melania phát biểu là khi bà vận động tranh cử cho chồng. Bà lặp lại những phát biểu trước đó của Tổng thống Trump nhưng không bằng giọng điệu gay gắt, mà thay bằng chất giọng nhẹ nhàng và đôi khi mỉm cười. Tuy nhiên, Melania vẫn truyền tải đầy đủ các thông điệp của chính quyền Trump, từ việc khắc họa truyền thông như kẻ thù, cáo buộc thành viên Dân chủ tham nhũng, cuộc điều tra can thiệp của Nga là trò bịp bợm và chồng bà là lãnh đạo tốt bụng, tuyệt vời.

"Ông ấy gửi thông điệp qua các dòng chữ in hoa đầy gay gắt. Bà ấy nói về chúng bằng những hình ảnh đẹp", Givhan nhận xét.

Jill Biden cùng ứng viên Dân chủ Joe Biden tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Jill Biden cùng ứng viên Dân chủ Joe Biden tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 8. Ảnh: AP.

Trong khi đó, Jill Biden, người có nhiều khả năng trở thành đệ nhất phu nhân tiếp theo của Mỹ, luôn đứng sát bên chồng khi ông nói chuyện với người ủng hộ hôm 4/11, để kêu gọi người dân Mỹ bình tĩnh trong quá trình kiểm đếm toàn bộ số phiếu bầu.

Họ từng cùng nhau đi vận động tranh cử và nhắc chồng khi ông bỏ sót điều gì đó trong bài phát biểu của mình. Hình ảnh của Joe và Jill Biden gần như trái ngược hoàn toàn với Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Mỹ hiện tại.

Givhan thêm rằng bà Jill xuất hiện trên sân khấu và sử dụng tiếng nói của mình khi cần để ủng hộ và trở thành người phụ tá cho chồng. "Bà Jill có mặt ở đó để đảm bảo rằng chồng bà đang có phần thể hiện tốt nhất", Givhan nhận xét.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)

Tags:
Tuổi già: Dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình, hãy nhớ 5 điều sau để quyết định cuộc sống của bạn

Tuổi già: Dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình, hãy nhớ 5 điều sau để quyết định cuộc sống của bạn

Sau 60 tuổi, thường thì chúng ta đã đến lúc an nhàn, và chính thức bước vào cuộc sống của người già. Chúng ta đã mất cả tuổi trẻ để phấn đấu rồi, vì thế lúc này, nên nghĩ đến việc làm thế nào để vui vẻ hưởng thụ cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất