Sai lầm lớn nhất là đánh giá thấp nước Mỹ!

Lịch sử nhiều lần cho thấy, khi các đối thủ của Mỹ lạc quan nhất, cảm nhận nước Mỹ hỗn loạn nhất thì cũng là lúc họ dễ thảm bại nhất, phải chăng vì họ không cân nhắc rõ phạm vi chi phối của Mỹ không chỉ là Mỹ mà ít nhất một nửa thế giới?!

21:30 19/04/2020

Dưới đây là bài viết của tác giả Trần Khuê Tá thể hiện quan điểm của cá nhân người viết.

Phạm vi chi phối của Mỹ không chỉ là Mỹ, mà ít nhất là một nửa thế giới (Ảnh: Mạng internet).

Trong Thế chiến thứ Hai, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nghĩ rằng hành động phủ đầu để loại bỏ một phần sức mạnh trên biển của Mỹ sẽ giành được thế chủ động, buộc Mỹ phải run sợ không dám tuyên chiến với Nhật Bản, từ đó sẽ chấp nhận cách phân chia thế lực mới của Nhật Bản. Với quan điểm đó, hạm đội Nhật Bản đã âm thầm phát động tấn công Trân Châu Cảng. Nhật Bản đã giành được chiến thắng to lớn trong trận chiến này, khiến cả đất nước Nhật Bản hân hoan trong bầu không khí giao hòa cuồng nhiệt giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt: Nhật Bản là vô địch, bất khả chiến bại!

Chỉ có chỉ huy hải quân Nhật Bản Yamamoto Isoroku đích thân chỉ huy cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng còn giữ được nhận thức tỉnh táo nhất, ông nói với viên quan tham mưu của mình: Mỹ đã bị chọc giận, từ nay Nhật Bản sẽ đi vào hướng thất bại, nhưng mong trời phù hộ Nhật Bản.

Sau khi bị tấn công và chịu thất bại lớn, Mỹ đã không cam chịu thất bại này như chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hy vọng, mà đã huy động cả nước trỗi dậy.

Ba năm rưỡi sau, Mỹ đã chấm dứt chiến tranh chống Nhật Bản bằng cách thả một quả bom nguyên tử vào lục địa Nhật Bản. Nhật Bản đã thất bại, vì duy ý chí cho rằng: sau khi Mỹ bị tấn công quân sự và thảm bại, “có thể” sẽ vì sợ hãi mà co lại.

Thực tế đã chứng minh nhận thức của người Nhật là sai lầm, họ đã đánh giá thấp quyết tâm của người Mỹ.

Đô đốc Shigeyoshi Inoue đã chỉ rõ về thảm bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai rằng, “Sai lầm lớn nhất của Nhật Bản nằm ở việc không thể hiểu được sức mạnh của Mỹ”; nhận xét này thật trùng hợp với đánh giá của cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ryzhkov về sự thất bại của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh: “Sai lầm lớn nhất của chúng tôi là có phần trách nhiệm của Gorbachev, nhưng mặt khác là đã đánh giá thấp sức mạnh của Mỹ trong thời khắc quan trọng, đã làm tổn hại nghiêm trọng không gian trù tính chính sách nội bộ sau này của chúng tôi.”

Trường hợp tương tự Liên Xô và Nhật Bản trong lịch sử còn có nước Đức,  cũng phạm cùng sai lầm là đánh giá thấp nước Mỹ!

Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ bị đánh giá thấp, vì ít nhất hai lý do:

Thứ nhất, người Mỹ hay tự phê phán chính họ

Nhiều người thường không chú ý đến thực tế rằng Mỹ là đất nước hay tự phê phán chính họ, điều này bắt đầu ngay từ thời mới lập quốc, khi đó dư luận Mỹ đã bắt đầu tự phê phán họ. Bất cứ khi nào chúng ta giở lại xem hệ thống truyền thông Mỹ cũng sẽ thấy họ lên án tình trạng tệ hại của nước Mỹ về các vấn đề nội chính, ngoại giao, kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, khiến nhiều người xem có cảm giác như đây là một đất nước hoàn toàn thất bại.

Ngay vào thời điểm năm 1945 khi Mỹ càn quét cả châu Âu và Thái Bình Dương nhưng khi đó truyền thông Mỹ vẫn lên án nước Mỹ suy bại, lừa dối người dân, thỏa hiệp với Stalin; hồi chiến thắng trước Iraq vào năm 1991 với cuộc chiến nhẹ nhàng không mấy tốn kém, nhưng New York Times cũng chửi Bush là kẻ bất tài, nước Mỹ sẽ suy bại. Tất cả những điều này đã khiến Nhật Bản và Liên Xô tưởng thật, vì vậy họ đã thua cuộc.

Trước Thế chiến thứ Hai, dư luận thế giới phổ biến nghĩ rằng nước Mỹ đã suy yếu, tại sao? Bởi vì chính người Mỹ cũng nghĩ rằng họ đã bị hủy hoại bởi cuộc Đại suy thoái, cho nên vào thời điểm đó hầu hết người Nhật Bản cho rằng Mỹ có thể bị đánh bại, đây là trạng thái tâm lý phổ biến khi đó. Vào những năm 1970, nội bộ nước Mỹ rơi vào cuộc chiến tranh cãi gay gắt do khủng hoảng kinh tế và chống chiến tranh, khi đó dư luận quốc tế phổ biến cho rằng nước Mỹ đã suy yếu. Vì vậy có lẽ khi đó Liên Xô tin tưởng có thể đánh bại Mỹ.

Nhưng kết quả là tất cả đều sai.

Thứ hai, khả năng quyết sách của Mỹ dễ bị đánh giá thấp

Trước Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai, lý do chuyên gia Nhật nhiều lần khuyến khích Nhật Bản tiến về phía Nam bất chấp phản đối của Mỹ, vì họ cho rằng Mỹ sẽ chùn bước vì lo ngại thiệt hại và rơi vào nguy cơ chiến tranh. Thực tế lý do họ tin rằng người Mỹ không dám hành động là vì: nếu bãi bỏ hiệp ước thương mại sẽ tác động đến lưu thông sản phẩm công nghệ cao, dầu mỏ, tài chính bị đóng băng; nhưng kết quả sau đó Mỹ đã hành động quyết liệt lần lượt từng vấn đề!

Tương tự, năm 1979, Chính phủ Liên Xô tin rằng Mỹ không dám cấm vận Liên Xô, hoặc không thể áp chế được các đồng minh (Reagan đang lún vào cuộc chiến thương mại với các đồng minh), vì vào thời điểm đó, thương mại Xô-Mỹ đã mở rộng rất nhiều, trong khi cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng. Nhưng thực tế Reagan đã tấn công dữ dội gây tổn hại nặng nề ngành công nghiệp xuất khẩu dầu và lông của Liên Xô.

Tại sao khả năng quyết sách của Mỹ lại dễ bị đánh giá thấp?

Bởi vì giới chuyên gia bên ngoài dễ bị lạc hướng vì xung đột chính trị nội bộ của Mỹ, cho nên đánh giá thấp khả năng ra quyết định của Mỹ. Trên thực tế, điều này không tương thích với thực tế tiềm lực của Mỹ, vì phạm vi thống trị của Mỹ không chỉ ở nước Mỹ, mà ít nhất là một nửa thế giới.

Do đó, không thể đánh giá thấp sức mạnh quốc gia cũng như các hành động chính sách của một đất nước như nước Mỹ!

Thực tế cho thấy quyết sách của Mỹ thường đầy khó lường, vô số vấn đề quốc tế Mỹ chỉ mất vài ngày để ra tay hành động, và khi hành động thì đặc biệt hiệu quả.

Còn theo quán tính tư duy của những người Cộng sản Trung Quốc là, hà tất phải sử dụng dao và súng nếu có thể giải quyết được vấn đề trên bàn tiệc?

Quan điểm cho rằng người Mỹ sợ chết, người Mỹ sợ nền kinh tế bị ảnh hưởng, người Mỹ sợ mất thị trường Trung Quốc, người Mỹ không dám gây chiến với Trung Quốc do vấn đề Đài Loan… chỉ là suy nghĩ nông cạn của những người nhát gan mà thôi!

Tất cả các cuộc chiến tranh hiện đại của Mỹ không phải vì lãnh thổ và lợi ích, mà là vì công lý. Có ba lý do để Mỹ xuất quân: thứ nhất, có kẻ đã xâm chiếm một quốc gia khác, đã phá hủy trật tự thế giới; thứ hai, xảy ra thảm họa nhân đạo buộc phải can thiệp;  thứ ba, trực tiếp đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh nội địa Hoa Kỳ.

Vì thế, không thể từ góc nhìn của Cộng sản Trung Quốc để phân tích ý chí chiến tranh của Mỹ! Càng không nên đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ dám mở cuộc chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc để giành chiến thắng!

Trần Khuê Tá

(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả)

Link nguồn: https://trithucvn.net/blog/sai-lam-lon-nhat-la-danh-gia-thap-nuoc-my.html

Tags:
'Gậy ông đập lưng ông': Cái giá quá đắt mà Mỹ phải trả vì ông Trump trút giận lên WHO

"Gậy ông đập lưng ông": Cái giá quá đắt mà Mỹ phải trả vì ông Trump trút giận lên WHO

Một ổ dịch ở bất cứ đâu đều có thể gây đại dịch - các chuyên gia về dịch bệnh chỉ ra sau khi ông Trump hành động nhắm vào cơ quan y tế của Liên hợp quốc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất