Sở di trú và FBI đang kiểm tra lại toàn bộ người đi diện kết hôn qua Mỹ của người Việt
Theo thông báo mới nhất, sở di trú và FBI sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của người đi diện kết hôn qua Mỹ.
06:00 05/09/2021
Sau vụ “kết hôn giả” của người Vietnam bị phanh phui vừa qua thì Vietnam sẽ là ưu tiên hàng đầu cho việc thanh tra “kết hôn giả” nhằm định cư tại Mỹ.
Đối với nhiều người thì Mỹ là vùng đất hứa, là nơi để đảm bảo tương lai chất lượng cho cả bản thân và các thế hệ sau của họ.
Vì thế được định cư tại Mỹ luôn là mơ ước của nhiều người. Để hiện thực hoá mơ ước này hay nói cách khác là định cư Mỹ bằng cách nào thì có nhiều con đường khác nhau để thực hiện, tuy nhiên có nhiều người lại chọn một con đường đầy rủi ro và bất hợp pháp để được thực hiện ước muốn định cư tại Mỹ này của mình.
Hiện tại, trên các diễn đàn trao đổi, chia sẻ thông tin, chúng ta có thể bắt gặp được nhiều người rỉ tai nhau hoặc trao đổi thông tin công khai về một trong những con đường ngắn nhất – nhanh nhất để được định cư Mỹ đó chính là kết hôn giả (diện vợ chồng hoặc hôn thê/ hôn phu giả).
Thực chất việc kết hôn giả để định cư đi Mỹ là gì?
Theo các nguồn tin trao đổi từ các diễn đàn, việc nhờ người thân hoặc bạn bè mai mối, bỏ ra thêm khoảng tiền ( có thể từ 60,000 – 80,000 USD) để trả cho người làm đám cưới giả thì có thể thành công lấy được thẻ Xanh định cư.
Thậm chí nhiều người còn thông qua du lịch Mỹ để làm quen, thỏa thuận rồi xin tham gia chính sách bảo lãnh dành cho hôn thê/ hôn phu với lý do là “tình yêu sét đánh”. Theo các thông tin truyền nhau như thế thì câu hỏi định cư Mỹ bằng cách nào cũng như con đường đến Mỹ thật sự có vẻ dễ dàng.
Thực tế thì hình thức hôn nhân giả để lấy quyền thường trú nhân ở Mỹ không phải là mới. Nguyên nhân hiển nhiên của việc này đến từ lợi ích mà chiếc thẻ Xanh và tương lai là quyền công dân Mỹ mà người sở hữu nó sẽ được nhận.
Không ít người cho rằng việc làm này chẳng hề có hại với ai mà còn giúp ích cho tương lai của thế hệ sau.
Vì vậy dù chính phủ Mỹ đưa ra nhiều biện pháp mạnh để áp chế và răn đe thì nhiều người chưa tìm hiểu kỹ những hậu quả có thể phải gánh chịu mà vẫn âm thầm thực hiện việc nhập cư nhập cư trái phép thông qua bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn nhân & hôn thê/ hôn phu.
Hầu hết hình thức định cư Mỹ bằng kết hôn giả là thực hiện việc kết hôn/ đính hôn với một thường trú nhân/ công dân Mỹ bằng một hợp đồng thoả thuận ngầm nào đó với giá tiền cũng như các điều kiện thực hiện thoả thuận với nhau, đến lúc có được thẻ xanh Mỹ thì hai bên sẽ ly hôn và kết thúc hợp đồng thỏa thuận.
Hợp đồng này hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý với Cục Di Trú Mỹ bởi việc cấp thị thực định cư Mỹ diện hôn nhân & hôn thê/ hôn phu buộc đương đơn phải chứng minh cho Cục Di Trú Mỹ (USCIS) rằng mối quan hệ giữa 2 bên đều xuất phát hoàn toàn từ tình cảm chân thật chứ không vì mục đích được định cư tại Mỹ. Như vậy việc kết hôn giả đã vi phạm pháp luật ngay từ đầu.
Sự thật những quả đắng phía sau việc kết hôn giả để định cư Mỹ là gì?
Đã có nhiều trường hợp định cư Mỹ bằng kết hôn giả, Cục Di Trú Mỹ (USCIS) nắm rất rõ điều này cho nên càng ngày càng thắt chặt bằng cách xét duyệt hồ sơ ngày càng khắc khe và kỹ lưỡng hơn với cả hai hình thức bảo lãnh hôn nhân & hôn thê/ hôn phu khác giới hay đồng giới. Mỗi năm đã có hàng trăm người Việt bị trục xuất khỏi Mỹ và cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Mỹ vì bị phát hiện định cư Mỹ bằng cách kết hôn giả.
Ngoài việc bị chính phủ Mỹ phát hiện từ chối cấp visa hoặc trục xuất khỏi Mỹ sau khi đã được cấp visa định cư thì những người thực hiện việc kết hôn giả còn phải đối mặt với nhiều trái đắng khác
Vì thoả thuận ngầm hoặc nếu có văn bản thì thỏa thuận giữa hai đối tượng trong cuộc hôn nhân giả này đều là bất hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ cho nên người chịu thiệt hại sẽ chính là bản thân người muốn định cư;
Không ít người đã sử dụng dịch vụ môi giới để có thể được bảo lãnh định cư Mỹ bởi một người mà người đó đảm bảo thành công 100% nhưng khi đã giao tiền thì người bảo lãnh lại không xuất hiện. Đây là hình thức lừa đảo;
Không chỉ thế, có nhiều trường hợp bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu, được cấp visa thành công qua Mỹ định cư thì theo Luật của Mỹ đưa ra thì hai bên phải tiến hành việc kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ khi người được bảo lãnh nhập cư, nếu không sẽ vi phạm quy định.
Thế nhưng người bảo lãnh lại lợi dụng quy định này để đòi thêm tiền hoặc có những yêu cầu khác ngoài thoả thuận thậm chí xúc phạm, lạm dụng tình dục … buộc người được bảo lãnh phải làm theo nếu không muốn bị họ tố cáo và bị trục xuất;
Những người kết hôn với lý do “tình yêu sét đánh” sẽ phải chịu sự giám sát của Cục Di Trú Mỹ chặt chẽ trong 2 năm liền và nếu có bất cứ biểu hiện nghi vấn nào thì dù cho người này đã sở hữu quyền thường trú thì vẫn sẽ bị USCIS tước bỏ, trục xuất và cấm nhập cảnh mãi mãi.
Có những trường hợp không đi được hoặc tiến trình hồ sơ đã thực hiện được một nửa của tiến trình thì phía người bảo lãnh lại không đồng ý bảo lãnh tiếp.
Như vậy người được bảo lãnh sẽ không thể kiện cáo để đòi lại tài sản thỏa thuận hoặc đã đặt cọc trước cho người kia, dẫn đến mất tiền mà vẫn không được đi Mỹ
Có những trường hợp lại thuận lợi định cư Mỹ, lấy thẻ Xanh thành công, thế nhưng đến bước làm thủ tục ly hôn thì lại gặp khó khăn do phía bên kia không hợp tác và trở mặt gây rắc rối, người được bảo lãnh cũng không thể lấy giấy tờ thỏa thuận giữa hai bên để kiện ra tòa vì đã vi phạm pháp luật từ đầu vì kết hôn giả.
Vừa mới đây đã có 1 trường hợp kết hôn giả bị phát hiện của 1 cựu cảnh sát Mỹ gốc Việt. Ông Trương Duy Nhạc – sống tại East Longmeadow – đã kết hôn giả thành công vào năm 2008 nhằm giúp 1 người thân bên vợ ông được định cư tại Mỹ. Sau đó, vụ việc của ông đã bị phát hiện dù đã sau hơn 1 thập niên. Ông Nhạc bị truy tố vào tháng 11/2018 và đã nhận tội vào ngày 21/2/2019 vừa qua. Ông sẽ phải đối mặt với các mức án cao nhất do hành vi vi phạm của mình trong hơn 1 thập niên trước đây
Cần nắm thêm rằng, Cục Di Trú Mỹ (USCIS) rất nghiêm khắc với vi phạm này, hành vi kết hôn giả sẽ bị chế tài pháp luật theo từng đối tượng cụ thể sau:
Đối với công dân Mỹ: Kết hôn giả sẽ phải chịu mức án có thể lên đến 10 năm và số tiền phạt lên đến 250.000 USD
Đối với công dân nước ngoài: Kết hôn giả sẽ bị phạt 250.000 USD, bị trục xuất lập tức ra khỏi nước Mỹ, và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ vĩnh viễn. Hồ sơ lý lịch nhân thân trong gia đình có thể vì vậy mà cũng sẽ bị ảnh hưởng như bị kiểm tra gắt gao hơn cho những nhu cầu nhập cảnh vào nước Mỹ sau này.
Ngoài ra, những người thực hiện hành vi phạm tội này còn có thể bị cáo buộc thêm những tội như: gian lận về visa định cư Mỹ, bao che người nhập cư bất hợp pháp, đưa ra những lời khai sai sự thật …v/v những án phạt sẽ tăng thêm nếu nhưng cáo buộc này được đưa ra và được bồi thẩm đoàn xác luận t ội
Bên cạnh những hình thức phạt nặng nề như: phạt tiền, trục xuất khỏi nước Mỹ… thì việc kết hôn giả để định cư đi Mỹ còn để lại nhiều hệ lụy khác sau đó có thể gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho người có hành vi vi phạm:
Công dân/thường trú nhân Mỹ nếu phạm tội kết hôn giả còn có thể bị lộ những thông tin cá nhân như thông tin về gia đình, tài khoản ngân hàng, những chi phí do chính phủ hỗ trợ khi về hưu…
Kh ủng b ố và những loại tội phạm khác sẽ sử dụng hình thức kết hôn giả làm phương tiện để vào nước Mỹ. Sau đó có thể che giấu danh tính kiếm việc làm bất hợp pháp, tiếp cận các tòa nhà chính phủ, mở các tài khoản ngân hàng để tiếp tục hành vi phạm tội.
Các công dân/ thường trú nhân Mỹ tham gia vào việc kết hôn giả vô tình tiếp tay cho khủng bố, tình báo nước ngoài, hoặc một tổ chức phạm tội, và sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm này.
Cho nên, từ những trường hợp thực tế đã xảy ra, hy vọng rằng chúng ta sẽ sáng suốt để không bị rơi vào mắc xích của những chiêu trò lừa đảo bằng việc kết hôn giả để rồi vừa mất cả tiền bạc, thời gian và hỏng cả giấc mơ đi Mỹ.
Các bạn có hiểu thế nào là cuộc sống của một Việt kiều?
Chúng ta luôn mặc nhiên rằng Việt Kiều là những người có nhiều tiền, dư giả của cải và tài chính. Mỗi khi Việt Kiều về nước là phải quà cáp đầy đủ, cuộc chơi nào cũng là người chủ chi, nếu không sẽ bị mang tiếng ki bo, kẹt xỉ. Nhưng thực sự, có phải Việt Kiều nào cũng giàu có, sung túc? Câu chuyện của một công dân Việt trên đất Úc sau đây sẽ đem đến cho bạn cái nhìn khác về hai chữ “Việt Kiều”.