-
Tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama ngày 23/5 bắt đầu thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ………..
-
Thượng nghị sĩ gốc Việt đề nghị sửa đổi luật Mỹ sau khi Minh Béo bị bắt
Sáng ngày 13/4 (giờ Mỹ), trong cuộc họp báo khẩn tại California, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn và Chánh biện lý Quận Cam – Tony Rackauckas – đã giới thiệu một dự luật mới tại bang này, từ sau khi xảy ra vụ việc Minh Béo bị bắt và bị cáo buộc tội ấu dâm.
-
ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030
Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Phát triển mặc “phong ba” Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết tăng trưởng GDP toàn vùng Đông Nam Á đạt mức 4,4% trong năm 2015 và dự báo mức 4,9% trong năm 2016. Tháng 12/2015, ADB đã công bố báo cáo nền kinh tế khu vực ASEAN năm 2015 và nêu lên những triển vọng phát triển kinh tế khu vực trong năm 2016. Nền kinh tế khu vực này năm 2016 được dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn một chút so với năm 2015. Tuy nhiên, đà cải thiện này không phải do xuất khẩu mà là do chính phủ các nước tăng cường kích thích kinh tế. Đồng thời, giá các hàng hóa nguyên vật liệu, nông sản như đường, dầu cọ được dự đoán sẽ tăng giá trở lại. Năm 2016, tờ Wall Street Journal nhận định những rắc rối kinh tế tại Đông Nam Á chủ yếu là do Trung Quốc, khách hàng chủ chốt trong khu vực và là động lực tăng trưởng chính. Những số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc đã giảm liên tục kể từ tháng 10/2015. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEANASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN Malaysia Sau khi tăng trưởng ở mức 5,3% trong nửa đầu năm 2015, nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý thứ 3. Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2015 là tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm trở lại đây của Malaysia. Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp. Tiêu dùng cá nhân giảm là do sự ra đời của thuế hàng hoá, dịch vụ mới vào tháng 4/2015. Tình hình kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất khẩu kém, sự mất giá mạnh của đồng ringgit, thị trườn chứng khoán thất thường. Tại Malaysia, những bê bối xung quanh quỹ đầu tư của chính phủ đã làm suy giảm niềm tin nhà đàu tư, khiến đồng tiền quốc gia này có biểu hiện tồi tệ nhất tại Châu Á từ đầu năm đến nay.