Tiếп sĩ Việł łại Mỹ: “Nɦờ ʋắc xiп, Mỹ ᵭã łɾở ℓại qᴜỹ ᵭạo ɓìпɦ łɦườпɢ ɱới“
Tɦeo Tiếп sĩ, Dược sĩ Pɦạɱ Đức Hùпɢ (ɓɑпɢ Oɦio), ɓiếł ᵭược ᵭiềᴜ ᵭáпɢ sợ củɑ "ℓocƙɗowп", ɗù số cɑ có łăпɢ пɦɑпɦ, пước Mỹ ʋẫп ɢồпɢ ɱìпɦ cɦờ ʋắc xiп cɦứ qᴜyếł ƙɦôпɢ qᴜɑy ℓại ρɦoпɢ łỏɑ ɱộł ℓầп пào пữɑ.
21:00 20/09/2021
Tiến sĩ - Dược sĩ Phạm Đức Hùng, người Việt lấy bằng tiến sĩ tại Bỉ rồi nghiên cứu tại Đại học Harvard trước khi qua làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati, Mỹ (bệnh viện Nhi lớn thứ 3 nước Mỹ) cho rằng, tình hình dịch bệnh tại TPHCM hiện nay có nhiều điểm chung với nước Mỹ vào giai đoạn đầu năm 2020.
Tiến sĩ - Dược sĩ Phạm Đức Hùng hiện đang làm việc tại bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ.
Hiệu ứng bật lại…
Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát và lan nhanh ở Mỹ, số lượng nghiên cứu và hiểu biết về virus Corona còn hạn chế, sự đối phó của nước Mỹ với đại dịch còn nhiều lúng túng.
Quá trình chống dịch tại Mỹ diễn ra phức tạp, giai đoạn đầu tiên là đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của Covid-19, đến tìm cách tiêu diệt bệnh hoàn toàn rồi chuyển qua chấp nhận "sống chung" với virus SARS-CoV-2 trong thời gian dài.
Tình hình dịch bệnh tại TPHCM hiện nay có nhiều điểm chung với nước Mỹ vào giai đoạn đầu năm 2020. Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát và lan nhanh ở Mỹ, số lượng nghiên cứu và hiểu biết của chúng ta về virus Corona còn hạn chế, sự đối phó của nước Mỹ với đại dịch còn nhiều lúng túng
Khởi đầu là chính sách khẩu trang rất lỏng lẻo, CDC lúc đấy vẫn chưa áp dụng ban hành lệnh đeo khẩu trang nơi công cộng, vắc xin và thuốc mới bắt đầu phát triển. Người Mỹ nhìn thấy một mối đe dọa lớn từ con virus, chính quyền Mỹ đã ra lệnh phong tỏa (lockdown) nước Mỹ vào tháng 3/2020.
Những tuần phong tỏa trở thành một điểm tối, giáng mạnh vào nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán Dow Jones, Nasdaq, S&P500 (những chỉ số đại diện cho nền kinh tế Mỹ) liên tục chọc thủng đáy. Số ca nhiễm có giảm nhưng không đáng kể và chỉ tạm thời.
Nước Mỹ đã biết rằng phong tỏa không phải là cách tốt nhất để đối phó với đại dịch, thay vào đó là mở cửa nền kinh tế theo từng pha, kết hợp các khuyến cáo dựa trên cơ sở khoa học như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên.
Tiểu bang Ohio, một trong những bang tiến hành gỡ phong tỏa sớm nhất, trong tháng 7 chỉ có 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Ngược lại, tiểu bang California, một trong những bang đi đầu trong việc tiến hành phong tỏa vào tháng 3/2020 khi có khoảng 1.000 ca mỗi ngày, vào tháng 7 đã tăng lên 10.000 ca thậm chí 20.000 ca mỗi ngày!
Nước Mỹ đã biết rằng phong tỏa không phải là cách tốt nhất để đối phó với đại dịch, thay vào đó là mở cửa nền kinh tế theo từng pha (bước), kết hợp các khuyến cáo dựa trên cơ sở khoa học như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên.
Điều đáng sợ của phong tỏa không chỉ là kinh tế mà còn là tư tưởng tù túng, và khi được giải thoát, sự tù túng sẽ tạo nên "bouncing effect" (hiệu ứng bật lại). Người dân đổ ra đường, đi biển, tụ tập, bỏ khẩu trang… làm cho số ca tăng lên chóng mặt. Lệnh đeo khẩu trang từ CDC là bắt buộc, tuy nhiên lúc đấy lại không có một chế tài thực sự nếu người ta không đeo.
Dù số ca có tăng nhanh, nước Mỹ vẫn gồng mình gánh chịu và chờ vắc xin chứ quyết không quay lại phong tỏa một lần nào nữa.
Finlay Market: một địa điểm vui chơi truyền thống của thành phố Cincinnati, nơi chuyên bán hàng địa phương, hàng thủ công.
Thay đổi chiến lược nhanh chóng
Bây giờ, khi mà gần 55% người dân đã được tiêm vắc xin đầy đủ, và 65% đã tiêm ít nhất một liều, nước Mỹ đã gần như quay lại trạng thái bình thường mới. Tất cả cơ quan, công sở, trường học, địa điểm vui chơi, giải trí… đã mở cửa. Thậm chí, chính sách khẩu trang nơi công cộng đã được gỡ bỏ.
Các chính sách phòng dịch phụ thuộc vào cơ quan làm việc, nhiều nơi (như bệnh viện chỗ tôi làm việc), tiêm 2 liều vắc xin là bắt buộc vì vắc xin Pfizer đã được FDA chấp thuận hoàn toàn. Việc đeo khẩu trang tới chỗ làm hay trường học cũng gần như là bắt buộc ở tiểu bang Ohio. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ những ngày tháng khó khăn vào năm 2020 khi chưa có vắc xin và thuốc nào được FDA chấp thuận trị Covid-19.
Từ tháng 5-9/2020, chỗ làm của tôi bắt đầu pha 1 (mở cửa 30% khả năng): Chúng tôi chỉ lên làm việc khi thực sự có chuyện cần thiết, những tài nguyên nghiên cứu bắt buộc phải được chăm sóc mới được giữ lại, một phần lớn các thí nghiệm phải tạm ngưng, tuy nhiên những nghiên cứu trực tiếp liên quan tới Covid-19 thì được ưu tiên đẩy mạnh.
Chỉ có bệnh nhân (nói chung) bị bệnh nặng hoặc bệnh nhân Covid-19 mới được vào bệnh viện khám, các bệnh nhân còn lại được thăm khám qua mạng (online). Các cuộc họp đều phải qua zoom hay skype. Trường học, cơ quan đều dạy học trực tuyến. Các cơ sở vui chơi giải trí như công viên nước, khu shopping… bị đóng cửa. Chỉ duy nhất tiệm thức ăn nhanh, nhà hàng được mở cửa theo số giờ quy định và giãn cách xã hội.
Tháng 10/2020 tới tháng 1/2021, bắt đầu mở cửa theo pha 2 (50% khả năng): Nhiều thí nghiệm được khởi động lại. Nhiều hạng mục bệnh nhân được thăm khám trực tiếp hơn. Trường học, cơ quan vẫn làm việc trực tuyến là chính. Nhà hàng, tiệm thức ăn nhanh được mở cửa nhiều hơn. Các cơ sở vui chơi giải trí vẫn bị hạn chế.
Từ tháng 1 - 5/2021, giai đoạn 3 (mở cửa 75% khả năng): Các cuộc họp trực tiếp với số người hạn chế có giãn cách được cho phép, các hoạt động thí nghiệm, thăm khám bệnh nhân được mở rộng nhiều. Khuyến khích những việc có thể làm trực tuyến được thì làm việc tại nhà.
Trường học, cơ quan vẫn được khuyến cáo làm trực tuyến, một số nơi mở cửa. Các cơ sở vui chơi, giải trí như quán bar, khu shopping bắt đầu mở cửa lại. Nhà hàng, tiệm thức ăn nhanh vẫn còn giãn cách nhưng mở cửa toàn thời gian.
Khu Disney tại Floria tấp nập người, bố mẹ đưa con cái tới vui chơi.
Từ tháng 6/2021, giai đoạn 4 (mở cửa toàn phần): Nhờ vắc xin giúp kiểm soát đại dịch tốt mọi việc trở lại theo quỹ đạo bình thường mới, các khuyến cáo như giãn cách xã hội, rửa tay, vắc xin được áp dụng triệt để. Ngoài trừ việc đeo khẩu trang không còn được CDC bắt buộc (vẫn đang được cân nhắc do sự xuất hiện của chủng delta và các biến chủng khác).
Tuy nhiên, dù trong giai đoạn nào, kể cả khi bị phong tỏa, siêu thị vẫn mở cửa liên tục 24/24 để phục vụ nhu cầu mua thức ăn của người dân. Chính phủ có cấp tiền trợ cấp, tiền thất nghiệp do Covid-19 nên lúc nào cũng có tiền mua thực phẩm.
Tóm lại, chiến lược chống dịch của nước Mỹ nhìn thì có vẻ thay đổi bất thường, nhưng đa phần đều dựa trên cơ sở khoa học và các khuyến cáo của chuyên gia. Giai đoạn ban đầu, nước nào cũng bị lúng túng, điều quan trọng là nên dựa vào tình hình thực tế, thay đổi nhanh chóng, dựa trên khoa học để đưa ra các khuyến cáo thích hợp.
Gia đình TS.DS Phạm Đức Hùng đi khu mua sắm Kenwood town center - một khu mua sắm lớn ở Cincinnati.
Tiến sĩ - Dược sĩ Phạm Đức Hùng (sinh năm 1985) là Thủ khoa đầu ra Khoa Dược khóa 2003 - 2008 của ĐH Y Dược TPHCM.
Giành học bổng Thạc sĩ Erik Bleumink Fund (ĐH Groningen, Hà Lan); nhiều học bổng học Tiến sĩ tại KU Leuven (Bỉ), Đại học British Columbia (Canada) và ĐH Groningen, Đức Hùng chọn ĐH KU Leuven để theo đuổi con đường y học.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Bỉ, Hùng qua Mỹ tham gia nghiên cứu tại Đại học Harvard trước khi làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati. Anh hiện là research fellow (nhà khoa học nghiên cứu) tại bệnh viện Nhi lớn thứ 3 nước Mỹ.
Phạm Đức Hùng là tác giả của hơn 10 bài báo quốc tế (ISI) với một số công bố trên các tạp chí hàng đầu trong chuyên ngành như: Gastroenterology (IF = 19) Journal of Hepatology (IF= 18.9), Proceedings of the National Academy of Sciences (IF = 9.5), và Frontier in Immunology (IF=5.5).
8X Việt cũng nhận nhiều học bổng tham gia hội nghị: Marco Polo Fund (ĐH Groningen, Hà Lan), ĐH Cambridge (Anh), Flander Research Foundation (Bỉ), Tổ chức chống động kinh quốc tế (ILAE, Mỹ).
Điều gì tạo ra những người thành công
Người chú trọng xây dựng các mối quan hệ xã hội, có những người bạn thân thiết và thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ có một cuộc đời thành công