Tỉnh thành chuẩn bị khởi động lò phản ứng hạt nhân nhiên liệu của Nga: Có sân bay lớn nhất Việt Nam
Không nằm ngoài xu hướng đó, ở Việt Nam, tỉnh có sân bay lớn nhất đang chuẩn bị khởi động lò phản ứng hạt nhân nhiên liệu của Nga.
22:07 30/07/2024
Năng lượng nguyên tử có rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu cũng như phát triển kinh tế xã hội. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia đã tái khởi động và tập trung các nguồn lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Không nằm ngoài xu hướng đó, ở Việt Nam, tỉnh có sân bay lớn nhất đang chuẩn bị khởi động lò phản ứng hạt nhân nhiên liệu của Nga.
Lò phản ứng hạt nhân mới của Việt Nam
Ngày 26/7, UBND Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức diễn tập ứng phó với sự cố bức xạ, hạt nhân năm 2024. Trong buổi diễn tập này, thành phố cũng đã ban hành kế hoạch về việc ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp thành phố đi kèm theo 5 kịch bản. Kế hoạch nêu rõ các công tác chuẩn bị, cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế huy động và điều hành các lực lượng, phương tiện tham gia một khi có sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn.
Cục trưởng Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, hiện nay, Bộ KH&CN đã xây dựng Luật năng lượng nguyên tử sửa đổi và đang dần hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ. Đồng thời, bộ cũng được giao chủ trì xây dựng Quy hoạch năng lượng nguyên tử đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, Viện Năng lượng Việt Nam cũng đang được giao chủ trì xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân địa điểm đặt tại tỉnh Đồng Nai. Trung tâm này sẽ có lò phản ứng hạt nhân dạng bể, công suất 10 MW, sử dụng nhiên liệu có độ giàu thấp, do Nga chế tạo.
Hồi cuối tháng 6, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga Alexey Likhachev và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã trao đổi biên bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Sau đó, hai bên đã đi đến thống nhất cách thức hợp tác và triển khai để có thể xây dựng và vận hành khai thác hiệu quả dự án này.
Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới có nhiệm vụ sản xuất các loại đồng vị phóng xạ để phục vụ y tế và công nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm của lò phản ứng là sẽ sản xuất dược chất phóng xạ, ứng dụng trong điều trị và chẩn đoán ung thư. Kết hợp với lò phản ứng hạt nhân sẵn có ở Đà Lạt, sản lượng dược chất phóng xạ có dự kiến có thể tăng 5-7 lần. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi mỗi năm Việt Nam có khoảng 180.000 người bị ung thư, còn hiệu suất chữa trị ở trong nước hiện chỉ đạt khoảng 40%. Con số này rất thấp hơn so với tỷ lệ 70% được ghi nhận trên toàn thế giới.
Theo các nhà khoa học, lò phản ứng hạt nhân mới sẽ có công suất lớn gấp khoảng 20 lần lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Dự kiến, Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân mới sẽ được khánh thành vào năm 2032.
Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tiến hành xây dựng các nhóm chuyên môn sâu về vật lý lò, tiến hành thiết kế sử dụng kênh ngang, sản xuất các đồng vị phóng xạ trên lò nghiên cứu, nghiên cứu vật liệu và chiếu xạ silic làm bán dẫn, nghiên cứu phân tích kích hoạt, nghiên cứu bảo vệ môi trường, an toàn hạt nhân... Điều này nhằm chuẩn bị tốt nguồn cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khai thác hiệu quả lò nghiên cứu mới, nhằm đảm bảo an toàn, khi lò phản ứng hạt nhân mới đi vào hoạt động.
Từng giành HCV Olympic Toán quốc tế, Tiến sĩ tốt nghiệp thủ khoa ở Mỹ về nước cống hiến là ai?
Tiến sĩ Cấn Trần Thành Trung mong rằng khi về nước, anh sẽ góp phần vào sự nghiệp đào tạo sinh viên của trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước nói chung.