Tình yêu và đam mê của người thợ cắt tóc già nhất thế giới, có gần 100 năm hành nghề
Cụ ông Anthony Mancinelli đã 107 tuổi và vẫn tiếp tục với công việc thợ cắt tóc toàn thời gian, 5 ngày/tuần, từ trưa tới 8h tối đều đặn. Cụ bắt đầu làm việc trong tiệm hớt tóc từ năm cụ 11 tuổi, khi Tổng thống Warren Harding còn đương nhiệm tại Nhà Trắng.
23:00 28/01/2019
Cụ Anthony giũ chiếc khăn cắt tóc và chào đón vị khách tiếp theo ngồi lên chiếc ghế tại Fantastic Cuts – Một tiệm cắt tóc vui vẻ ngay tại dải trung tâm thương mại cách thành phố New York chưa đến 1 giờ chạy xe.
“Paisan – như mọi khi”, ông John O’rourke nói với cụ Anthony. Ông John thường đến đây và làm kiểu tóc tỉa.
“Tôi không thể để bất kỳ ai chạm vào tóc của mình”, ông John, 56 tuổi sống tại Cornwall, New York chia sẻ với tờ New York Times. “Người đàn ông đó đã cắt tóc cả một thế kỷ”.
Năm 2007, cụ Athony 96 tuổi đã được tổ chức Guinness World Records công nhận là người thợ cắt tóc già nhất thế giới. Cũng kể từ đây, những lễ kỷ niệm năm cụ 100 tuổi, 101, 102,… liên tiếp được tổ chức.
Cụ Athony có dáng người gầy gò nhưng đôi bàn tay rất điêu luyện và vững chắc, mái tóc cụ dầy dặn dù đã ngả màu bạc. Đôi chân của cụ dành phần lớn thời gian bên cạnh người bạn thân là đôi giày da màu đen đã sờn mòn.
Cô Jane Dinezza, chủ tiệm tóc nơi cụ Athony làm việc chia sẻ với tờ New York Times rằng: “Ông ấy không bao giờ điện xin nghỉ bệnh. Tôi có nhiều nhân viên trẻ tuổi thường hay bị đau đầu gối và lưng, nhưng ông cụ thì không bao giờ. Ông ấy có thể làm việc tốt hơn cả một thanh niên 20 tuổi. Trong khi nhiều người còn bận cầm điện thoại, nhắn tin hay làm bất cứ điều gì đó thì ông ấy vẫn đang làm việc”.
Khi được hỏi làm cách nào về cách duy trì tuổi thọ, cụ Athony đáp lời rằng: “Ông đã luôn có những ngày làm việc hài lòng và cụ chưa bao giờ hút thuốc hay uống nhiều rượu”. Cụ cũng ăn kiêng, cụ kể rằng cụ thích món mỳ Spaghetti và không ăn đồ ăn cho chất béo.
Hàm răng của cụ vẫn còn đều, cụ cũng không hút thuốc. Thậm chí ở độ tuổi của mình cụ đã không cần dùng đến kính nhưng vẫn có thể cắt tóc chính xác. “Tôi chỉ đi khám bác sỹ khi mọi người kêu tôi đi, nhưng bác sỹ không hiểu điều đó. Tôi nói với anh ấy rằng, tôi không đau, không đau, không sao cả. Không điều gì có thể làm tôi đau”.
Cụ Athony tâm sự rằng một trong những lý do khiến cụ vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến tận bây giờ bởi vì nó khiến cụ bận rộn và cảm thấy lạc quan hơn. Sau sự ra đi của người vợ cách đây 14 năm về trước, mỗi ngày cụ đều đến thăm mộ của bà trước khi đến nơi làm việc.
Cụ Anthony sống một mình, cách tiệm cắt tóc không xa. Cụ là một người có tính cách tự lập. Cụ vẫn có thể tự mình lái xe đi làm, tự nấu ăn và vẫn thường xem ti vi hàng ngày và thậm chí là cắt dọn những bụi cây trong vườn trước mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
“Cụ ông cố gắng làm tất cả mọi thứ, ngay cả việc cắt tóc cho mình”, con trai của cụ, ông Bob Mancinelli, 81 tuổi kể với New York Times. Cô Dinezza kể rằng, cụ tự mua sắm, tự giặt quần áo và tự chi trả các hóa đơn. “Khi bạn nghe nhiều người trẻ hỏi những câu như tôi nên ăn loại đồ ăn nào, uống nước nào, dùng loại kem chống lão hóa nào, thì ông ấy chẳng cần đến bất kể thứ gì cả”.
Trong suốt một thế kỷ đã qua, có rất nhiều xu hướng tóc thay đổi, cụ Anthony nói rằng cụ có thể thích nghi với điều đó. “Tôi đã cắt tất cả các kiểu tóc: Tóc dài, tóc ngắn, tất cả – tóc xù, Buster Brown, tóc mái bằng, tóc xoăn”.
Một vài khách hàng đã lui tới chỗ cụ trong suốt 50 năm, trải qua hàng trăm lần cắt tóc, “Có những người tôi đã cắt cho cha, cho ông nội và cả cụ cố của họ nữa, 4 thế hệ trong gia đình”, cụ Anthony kể lại.
Con trai của cụ, ông Bob kể rằng: “Cụ ông đã giúp đỡ rất nhiều khách hàng cao tuổi của mình. Ba tôi nói với một người đàn ông 80 tuổi rằng: ‘Hãy lắng nghe khi anh đến tuổi của tôi…’ Và họ thích nghe những điều tương tự như vậy”.
“Thật tuyệt vời khi cụ ấy vẫn có thể làm việc toàn thời gian. Những ngày cuối tuần ở đây thật tẻ nhạt, thậm chí tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi phải đứng trên đôi chân của chính mình, nhưng cụ ông vẫn tiếp tục”, jen Sullivan, một thợ tạo mẫu tóc, đồng nghiệp của cụ Anthony chia sẻ.
Cụ Anthony sinh năm 1911 gần thành phố Naples, Ý. Sau đó cụ cùng gia đình di cư tới Newburgh, New York năm cụ 8 tuổi. Năm 11 tuổi cụ theo học nghề cắt tóc và đến năm 12 tuổi cụ bắt đầu làm việc toàn thời gian cho tiệm tóc.
Cụ kể lại rằng, ngày đó cắt một mái tóc có giá 25 xu nhưng bây giờ nó đã có giá 19 đô la. Trong ngăn kéo tủ làm việc của mình, cụ Anthony vẫn còn giữ cặp tông-đơ thủ công được dùng trước khi kiểu cắt tóc điện ra đời.
Bà Dinezza đã thuê cụ Anthony làm việc cho tiệm tóc của mình vài năm trước khi người chủ cũ của cụ đã cắt giảm giờ làm việc vì e ngại độ tuổi của cụ Anthony. Nhân viên lễ tân của tiệm tóc đã không để ý nhiều đến hồ sơ của cụ, nhưng bà chủ Dinezza đã hoàn toàn bị chinh phục bởi tài năng cắt tóc của cụ Anthony.
Bà chia sẻ: “Bây giờ, tôi cảm thấy dường như mình đang làm việc cho ông ấy thì đúng hơn. Tôi nhận được hàng triệu cuộc gọi từ nhiều người khắp nơi trên thế giới gọi đến với mong muốn thăm ông ấy”.
Tình yêu nghề và tận tụy với công việc của cụ Anthony thật sự là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ. Tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn, một ngã rẽ và hướng đi quyết định của cuộc đời, nhưng quan trọng hơn hết là thái độ và sự nhiệt tình của chúng ta đối với lựa chọn đó như thế nào.
Viết bởi Corey Kilgannon,
Hồng Tâm biên dịch
Chênh lệch mậu dịch Mỹ-Trung lên số kỷ lục $323 tỷ năm 2018
Mức chênh lệch mậu dịch Mỹ và Trung Quốc đã lên tới con số kỷ lục là $323.3 tỷ trong năm 2018, với lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc, trong lúc cuộc chiến thuế quan với Washington đang gia tăng cường độ. Mức chênh lệch của năm 2017 là 275.81 tỷ.