Tôi bỏ 25 triệu đồng du lịch Thái Lan không thấy tiếc

Tôi đi tour Thái Lan với giá chỉ 10 triệu đồng, nhưng khi ra về, tính tổng tiền mua quà, vui chơi bên ngoài còn tốn thêm 15 triệu đồng.

14:03 19/05/2023

Tôi rất đồng cảm với những chia sẻ của tác giả Trung Dung trong bài viết "6 ngày ở Thái khiến tôi hiểu vì sao du lịch Việt mất khách". Bản thân tôi cũng là một người Việt nhưng thừa nhận rằng qua Thái Lan du lịch còn thoải mái hơn ở trong nước. Thực sự, người Thái làm du lịch cực kỳ khôn khéo và dễ chịu.

Tôi đi một tour truyền thống, nhận thấy một việc rất rõ ràng, đó là người dân Thái Lan bán hàng cho khách nước ngoài một cách rất chuyên nghiệp, giá cả hầu như không hề có sự tăng giảm bất thường với khách nước ngoài. Ở mỗi quầy hàng, người ta luôn có bảng niêm yết rõ ràng và mức giá cũng khá tốt. Tôi tuyệt nhiên không thấy có tình trạng chèo kéo hay "chặt chém" du khách như cách làm du lịch thường thấy ở ta.

Ở Thái Lan, khi đi mua sắm, tôi thích thì mua, không thích thì thôi, người bán vẫn vui vẻ. Thậm chí họ còn hồ hởi chụp hình miễn phí cho khách, rửa hình và cho vào khung, khách xem nếu thấy đẹp thì mua (giá 100 bath mỗi tấm), nếu không thích bạn có thể từ chối lịch sự, người ta cũng vui vẻ, không hề có thái độ hằn học hay ép khách phải trả tiền. Tôi có cảm giác như nụ cười luôn thường trực trên môi của họ.

Rõ ràng, người Việt phải xem lại cách thức làm du lịch và phục vụ khách nước ngoài cũng như trong nước. Tôi đi tour với giá chỉ 10 triệu đồng, nhưng khi ra về, tính tổng tiền mua quà, đi chơi thêm còn hết những 10-15 triệu đồng (quá cả tiền tour). Ấy thế mà tôi vẫn thấy vui và hài lòng với chuyến đi, quan trọng nhất là cảm giác lưu luyến và muốn quay lại đó thêm nhiều lần nữa. Đó gọi là "thả con săn sắt, bắt con cá rô" - một cách làm du lịch thông minh và bền vững.

Đây có lẽ là điều mà người làm du lịch ở Việt Nam cần hướng tới nếu muốn ngành này, tạo công ăn việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn từ du khách. Thực tế, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để làm được việc đó, thậm chí còn làm tốt hơn vì nước ta vốn có rất nhiều cảnh đẹp, thiên nhiên kỳ thú, hơn hẳn nước bạn Thái Lan. Quan trọng là cách người Việt tận dụng lợi thế đó và thể hiện bằng thái độ, hành động thế nào để giữ chân được du khách.

Ở ta hiện nay vẫn chủ yếu làm du lịch theo kiểu tự phát, không có chương trình phát triển bài bản, đồng bộ, như kế hoạch quảng bá điểm đến cho du khách; thiếu sự liên kết qua lại giữa địa phương - doanh nghiệp địa phương (nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan..) - công ty du lịch - hãng hàng không để giới thiệu, giữ chân du khách, cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện cho họ tiêu tiền.Mấu chốt là làm sao để vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, giá cả phải được niêm yết ở mức hợp lý để khách hàng hài lòng.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có đánh giá một cách chính xác lượng khách đến, có tăng trưởng hay không? Tỷ lệ khách quay lại là bao nhiêu? Họ đi về có hạnh phúc không hay bực dọc và thất vọng? Tất cả phải lấy số liệu thật chính xác để đánh giá thật chuẩn chất lượng du lịch của từng địa phương, tạo điều kiện cho cán bộ được thể hiện hết năng lực của mình. Chỉ có quyết tâm thay đổi toàn diện như thế mới mong hình ảnh của du lịch Việt được cải thiện.

Nguyen Hoang Tuan

Tags:
Lynda Trang Đài: Qua Mỹ từ năm 7 tuổi, đi hát vũ trường, trở thành “Madonna Việt Nam“, về già làm việc quần quật tới 2h đêm

Lynda Trang Đài: Qua Mỹ từ năm 7 tuổi, đi hát vũ trường, trở thành “Madonna Việt Nam“, về già làm việc quần quật tới 2h đêm

"Tôi phải trốn đi hát vì gia đình không muốn tôi theo con đường này" – Lynda Trang Đài nói.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất