Tôi kinh hãi vì ba tiếng nằm viện tốn 14.385 USD ở Mỹ
Sau khi ăn, tôi bị đau bụng phải cấp cứu. Bảo hiểm thanh toán hơn 13 nghìn USD, riêng tiền phòng cho 3 tiếng nằm viện gần 3 nghìn USD.
06:56 31/12/2024
Hai tuần trước tôi ăn tô bún măng vịt trong khu chợ Việt ở Mỹ. Hai tiếng sau tôi bị đau bụng không cầm được mình phải vào bệnh viện cấp cứu. Tôi phải điền đơn 300 câu hỏi (nếu không biết tiếng Anh, sẽ có người thông dịch online).
Đại khái câu hỏi là tôi có dị ứng thuốc gì không, có hút thuốc lá hay uống rượu không, có mắc bệnh hiểm nghèo không... Sau đó, bác sĩ vô nước biển cho tôi, thử máu 3 ống tiêm, thử phân, cuối cùng cho tôi chụp CT scan, nghỉ ngơi 3 tiếng.
Tổng cộng tốn 14.385 USD, trong đó tiền công 2.066 USD, tiền chụp CT SCAN 8.697 USD, tiền phòng 3 tiếng hết 2.883 USD. Kinh hãi.
Ở Mỹ những người làm việc bắc buộc phải mua bảo hiểm nơi mình làm hoặc ở ngoài nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện. Tôi mua loại BlueCross BlueShield (Family Floater) gia đình, hai cha con mỗi tháng 520 USD. Ngoài ra hãng làm còn đóng thêm cho tôi.
Tổng viện phí 14.385 USD, bảo hiểm thanh toán hơn 13 nghìn USD nên tôi chỉ trả hơn 1300 USD. Ảnh: Nghi My Nguyen
Tôi mua loại cao nên bảo hiểm thanh toán 13.011 USD còn lại 1.374 USD tự trả. Không có bảo hiểm thì không nơi nào mướn làm việc vì môi trường làm việc rất dễ xảy ra tai nạn. Người Mỹ họ hay thưa kiện nên số tiền đền bù rất lớn.
Bảo hiểm Mỹ đắt đỏ là do chi phí y tế quá cao, ví dụ lương y tá từ 50-80 nghìn USD một năm, dược sĩ mới ra trường lương hơn một trăm nghìn USD, còn bác sĩ giỏi là 500 nghìn USD trở lên. tHọ vừa làm vừa học mãi, từng ngày nâng cao kiến thức...
Ở Mỹ muốn mua thuốc uống phải có giấy khám bệnh và bác sĩ kê toa thì họ mới được bán, nếu đưa nhầm thuốc, bị kiện là người bán mất bằng, mất việc...
Nghi My Nguyen / VnExpress
'Giấc mơ Mỹ' của nhiều người nhập cư trước nguy cơ sụp đổ
Nhiều người nhập cư trái phép vào Mỹ từ khi còn nhỏ để theo đuổi "giấc mơ Mỹ" lo rằng họ sẽ sớm bị trục xuất khi ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.