Truy tố Mạnh Vãn Châu, Trump đang bắn cùng lúc 5 mũi tên vào Trung Quốc

Ngày 28/1, chính phủ Mỹ đã chính thức truy tố công ty Huawei, công ty con của Huawei và Mạnh Vãn Châu, tổng cộng với 23 tội danh, sự kiện này đã khiến cho dư luận thế giới chú ý. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chú ý đến vụ tố tụng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đàm phán thương mại Mỹ – Trung, liệu có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh trong tương lai của Huawei hay không, cho đến việc liệu Mạnh Vãn Châu có được dẫn độ đến Mỹ để xét xử hay không.

11:30 31/01/2019

Nhìn từ vĩ mô, khi Mỹ truy tố Huawei và Mạnh Vãn Châu, chính quyền Trump đã bắn cùng lúc 5 mũi tên nhắm vào chính quyền Trung Quốc, từng mũi tên đều đang khiến cho Trung Quốc phải có thay đổi lớn, khiến chính quyền Trung Quốc lung lay bởi cơn địa chấn chưa từng có.

Cuộc chiến công nghệ và pháp luật

Mỹ truy tố Huawei, không chỉ nhắm vào việc Huawei gian dối, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, và đánh cắp bí mật công nghệ của nhà mạng T-Mobile của Mỹ, mà điều khiến cho Trung Quốc và Huawei sợ hãi hơn là, Mỹ liệu có cấm bán linh kiện, thành phần công nghệ quan trọng cho Huawei hay không, khiến cho mạng 5G mà Huawei tự hào nhất có bị thiệt hại nghiêm trọng hay không.

Giám đốc FBI Christopher Wray trong trong cuộc họp báo về việc truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Châu tại Bộ Tư pháp ngày 28/1/2019 (Ảnh từ Getty Images) 

Nói cách khác, hành động truy tố Huawei của Mỹ, đã đẩy chiến dịch này lên thành “cuộc chiến khoa học công nghệ” và “cuộc chiến pháp luật”.

Theo Trung Tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) chỉ ra, công nghệ 5G chia làm 5 thành phần lớn: thiết bị đầu cuối, mạng truy nhập vô tuyến (RAN), mạng lõi, các thành phần mạng cụ thể. Trong đó “thành phần mạng cụ thể” gồm có mạch khuếch đại công suất, mạch chip FPGA, đến nay Huawei vẫn phải dựa vào các nhà cung cấp như Texas Instruments, Intel, Xilinx, v.v.

Nếu như Bộ Thương mại Mỹ cấm doanh nghiệp Mỹ bán các thành phần quan trọng này cho Huawei, thì mảng kinh doanh mạng 5G của Huawei có thể bị tê liệt, khiến cho Huawei trở thành “ZTE thứ 2”, đồng thời cũng khiến cho ngành công nghiệp liên quan đến mạng 5G của kế hoạch “Made in China 2025” bị trở ngại.

Và như vậy, Mỹ sẽ có thêm nước cờ để đàm phán, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vô đạo đức như đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, buộc Trung Quốc phải đưa ra cải cách mang tính kết cấu đối với sách lược phát triển ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dừng đánh cắp công nghệ từ doanh nghiệp, từ quân đội Mỹ, nhưng do thiếu gốc rễ nghiên cứu phát triển công nghệ một cách thực chất trong thời gian dài, nên ắt sẽ khiến cho ngành sản xuất bị đình trệ, kế hoạch “Made in China 2025” cũng bị tiêu tan, lay động đến thực lực quốc gia, động chạm đến sản lượng kinh tế trong tương lai và động chạm đến lợi ích của nhóm đặc quyền.

Cuộc chiến phản gián điệp

Gián điệp là mánh khóe mà các nước cộng sản như Trung Quốc thường sử dụng.

Tuy nhiên, dã tâm chiến lược gián điệp của Trung Quốc lại điên cuồng hơn, không chỉ thâm nhập, đánh cắp thông tin tình báo chính trị, quân sự của các nước trên thế giới, mà còn thâm nhập mạnh mẽ vào doanh nghiệp và ngành công nghiệp quân sự của châu Âu, Mỹ từ đó đánh cắp công nghệ để đem về nước sử dụng.

Do đó, gián điệp đánh cắp bí mật không chỉ là thủ đoạn trọng tâm để Trung Quốc thống nhất chiến tuyến và mở rộng ra quốc tế, mà còn là trụ cột phát triển sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

Huawei từ lâu vẫn luôn có quan hệ mật thiết với quân đội và an ninh Trung Quốc, trong cáo trạng lần này, Mỹ đã phơi bày chi tiết quá trình Huawei đánh cắp công nghệ của T-Mobile, còn chỉ rõ ra nội bộ công ty Huawei cố ý khuyến khích nhân viên đánh cắp bí mật của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược đen tối của Huawei về “đánh cắp và củng cố sức mạnh của chính mình” giống hệt như lối mòn của các doanh nghiệp nhà nước và ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đã triển khai “cuộc chiến phản gián điệp” trên diện rộng, nhiều lần phơi bày sự thâm nhập, công tác thống nhất mặt trận nước ngoài, kế hoạch ngàn nhân tài và thủ đoạn hoạt động gián điệp doanh nghiệp của Trung Quốc đối với Mỹ, dường như đã tiết lộ hết tất cả mạng lưới gián điệp nước ngoài của Trung Quốc tại Mỹ.

Cùng với đó, chính phủ các nước cũng liên tục tiếp bước, tiết lộ tiết lộ sự thâm nhập cũng như thủ đoạn đánh cắp công nghệ của gián điệp Trung Quốc, đồng thời nâng cao cảnh giác, tăng cường phòng chống gián điệp và hacker xâm nhập, đề phòng doanh nghiệp Trung Quốc mua lại doanh nghiệp và tài sản ở nước mình; ngăn chặn quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của nước mình vào tay Trung Quốc.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ Christopher Wray đã nhấn mạnh trong cuộc họp báo về việc truy tố Huawei, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ có quan hệ mật thiết không thể tách rời, tuy nhiên, “chính phủ Trung Quốc lại có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, nên đã tạo thành mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ”.

Hiện tại, cuộc chiến phản gián của chính quyền Tổng thống Trump đã triển khai tấn công toàn diện, và cũng đã làm rung chuyển, tan rã chiến lược gián điệp ở nước ngoài của Trung Quốc.

Cuộc chiến kinh tế thương mại

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến cho nền kinh tế Trung Quốc đi xuống nhanh chóng, là mũi tên mạnh và chí mạng của chính quyền Trump đối với chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc đưa ra con số tăng trưởng GDP của năm là 6,6%, nhưng con số này vẫn khiến cho nhiều người nghi ngờ. Thêm nữa, gần đây chính quyền Bắc Kinh liên tiếp mởi hội nghị liên quan đến kinh tế, nhấn mạnh cần giữ ổn định kinh tế, ổn định việc làm, dường như có thể chắc chắn kinh tế Trung Quốc xác thực đã bước sang khó khăn nghiêm trọng, tỉ lệ thất nghiệp đang tăng cao, những điều này cũng tạo ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính quyền Trung Quốc.

Chính quyền Trump cứng rắn với cuộc chiến thương mại đến vậy, mục đích chính là muốn buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành vi thương mại không công bằng đối với Mỹ, bỏ trợ cấp đối với doanh nghiệp nhà nước, bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở cửa thị trường theo đúng quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để đạt được tự do thương mại thật sự và cần phải có.

Tuy nhiên, cái mà Trung Quốc gọi thể chế “Kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” bản chất là mô thức kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, sản xuất kinh tế không những dựa vào doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy, đằng sau sự lũng đoạn của doanh nghiệp nhà nước lại liên quan chặt chẽ đến lợi ích đặc quyền của giới chính trị và thương nhân.

Một khi nền kinh tế Trung Quốc bước sang “thương mại tự do và công bằng” thực sự, hủy bỏ trợ cấp của chính phủ, mở cửa tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp nhà nước với chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp sẽ khó mà cạnh tranh nổi với doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ mất đi địa vị thao túng thị trường, mà còn động chạm đến lợi ích của nhóm đặc quyền chính trị – thương nhân, thậm chí còn khiến cho đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng trở nên dữ đội hơn.

Do đó, nếu Trung Quốc đồng ý tiến hành cải cách sâu rộng, chuyển hướng sang thương mại tự do và kinh tế thị trường, sẽ động chạm đến kết cấu quyền lực hạt nhân của Bắc Kinh; nhưng nếu Trung Quốc từ chối cải cách, thì chiến tranh thương mại cũng sẽ khiến cho nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính quyền, và động chạm đến kết cấu quyền lực trong đảng.

Cuộc chiến quân sự

Mặc dù Trung – Mỹ chưa xảy ra xung đột quân sự, nhưng bố cục đối kháng quân sự đã âm thầm triển khai.

Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông là điểm xung đột lợi ích địa chính trị chủ yếu giữa hai nước Mỹ – Trung, và cũng được coi là nơi có nhiều khả năng xảy ra xung đột quân sự nhất.

Từ năm 2017 đến nay, chính quyền Trung Quốc không những liên tục chèn ép Đài Loan, liên tiếp dụ dỗ nhiều nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhiều lần cho máy bay quân sự, tàu chiến di chuyển quanh Đài Loan khiêu khích quân đội Đài Loan.

Tháng 10 năm ngoái, trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối với Trung Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích sự chèn ép của Trung Quốc đối với Đài Loan, đồng thời công khai cho biết, “Mỹ luôn tin rằng, dân chủ của Đài Loan sẽ mở ra một con đường tốt hơn nữa cho tất cả người Hoa.”

Từ đó đến nay, trong thời gian 4 tháng, tàu chiến Mỹ đã 3 lần đi qua bờ biển Đài Loan, đây là tần suất hiếm thấy.

Không chỉ có vậy, tháng 9 năm ngoái, chính quyền Trump đã phê chuẩn phương án mua thiết bị quân sự từ Mỹ của Đài Loan, và cuối năm 2018 lại tiếp tục ký “Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á” (ARIA), cho phép Đài Loan tham gia vào chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh Đài Loan.

Ngày 18/1, ông John Richardson – Thượng tướng, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc không lâu, đã công khi cho biết tàu chiến Mỹ tuần hành qua eo biển Đài Loan không có hạn chế, tàu sân bay cũng là một trong những lựa chọn

Điều khiến dư luận quan tâm đó là, ngày 24/1, hai tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, trở về căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản; phía Trung Quốc cũng cho máy bay quân sự bay qua eo biển Ba Sĩ, bay đến biển Tây Thái Bình dương diễn tập. Các chuyên gia quân sự phán đoán, Trung Quốc hiển nhiên đã nắm rõ được động thái quay về căn cứ của tàu chiến Mỹ, nên cố ý điều động máy bay chiến đấu diễn tập để phô trương vũ lực.

Hiện vẫn chưa rõ liệu máy bay quân sự và tàu chiến của cả hai bên có gặp nhau trong quá trình di chuyển này hay không. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ đã xuất hiện ở khu vực biển quanh eo biển Đài Loan cùng một lúc, đây là lần đầu tiên. Tín hiệu được cả hai nước Trung Quốc và Mỹ đưa ra trong sự kiện này cũng khiến cho dư luận có nhiều đồn đoán.

Hàng loạt những động thái quân sự của Mỹ gần đây tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đài Loan, dường như muốn cho thấy câu trả lời về sự khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan. Hiện tại có lẽ Mỹ muốn ép buộc Trung Quốc từ bỏ chiến lược thống nhất Đài Loan, cũng như ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Cuộc chiến chính trị

“Từ Liên Xô đến Cuba rồi đến Venezuela, chỉ cần là nơi mà xã hội chủ nghĩa hoặc chủ nghĩa cộng sản bén rễ, thì đều đem đến sự đau khổ, hủy diệt và thất bại”, ông Trump lần đầu tiên phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và công khai chỉ trích sự nguy hại đến nhân loại của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

Ông Trump phản đối cánh tả, điều này nhiều người cũng biết. Mặc dù từ khi nhậm chức đến nay, ông chưa trực tiếp phê bình nhắm vào đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng đối với chính quyền các nước cộng sản và xã hội chủ nghĩa như Triều Tiên, Cuba, Venezuela lại chỉ trích mạnh mẽ, và thực thi hành động trừng phạt đầy cứng rắn.

Lẽ nào ông Trump đối xử khác biệt đối với đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc coi như không nhìn thấy? Hiển nhiên là không phải.

Hãy nhìn Venezuela dưới thời chính quyền Maduro, dưới sự phong tỏa của Mỹ, dường như đã muốn sụp đổ, chính quyền xã hội chủ nghĩa của Venezuela đối mặt giải thể, và người dân Venezuela có hy vọng tìm lại giá trị phổ quát như tự do, nhân quyền và pháp trị.

Lại nhìn ông Trump đối với chính quyền Kim Jong-un liên tục khuyến thiện, ông Trump mong muốn Triều Tiên từ bỏ hạt nhân, từ bỏ vai trò “chính quyền lưu manh”, giúp đỡ Triều Tiên từng bước hướng đến nền kinh tế thị trường tự do, mở cửa, để cho Triều Tiên bước sang xã hội tự do.

Hành động của ông Trump đã cho thấy, ông cực lực bài xích chính quyền cộng sản. Ông chống lại hệ tư tưởng cánh tả và chế độ cánh tả cai trị toàn trị và đàn áp nhân dân. Ông cũng đồng ý giúp đỡ quốc gia chuyên chính cánh tả bước ra khỏi sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Bằng cách này, không chỉ có thể chấm dứt thảm họa nhân đạo của hàng chục triệu người, mà còn hóa giải mối đe dọa của chính quyền này đối với Mỹ và hòa bình quốc tế.

Ông Trump cũng biết rằng, đứng sau ủng hộ chính quyền cánh tả trên toàn cầu luôn có bóng dáng của Trung Quốc. Do đó, ông lặng lẽ thúc đẩy một cuộc chiến tranh chính trị chống cánh tả, bước đầu là đối với nước nhỏ như Venezuela, Triều Tiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là tập trung vào đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trên thực tế, năm ngoái khi Phó Tổng tống Mỹ Pence lên tiếng ủng hộ Đài Loan, đã có ý tiết lộ, Mỹ cho rằng thể chế xã hội tự do của Đài Loan là con đường tốt hơn cho tất cả người Hoa. Cũng tức là, nếu thể chế chính trị tại Trung Quốc không có sự chuyển biến lớn, thì bước sang thể chế dân chủ pháp trị, sẽ là lối thoát tốt nhất cho tất cả người Hoa.

Chính quyền cánh tả Venezuela đối diện giải thể sẽ là tấm gương cho Trung Quốc

Thực tế, việc Mỹ ủng hộ người dân Venezuela cùng Tổng thống lâm thời của Venezuela, ngăn chặn chính quyền Maduro cũng có tác dụng làm gương cho những người cầm quyền và nhân dân Trung Quốc.

Bên cạnh đó, dù là các vấn đề công nghệ, gián điệp, thương mại hay quân sự, nguyên nhân gốc rễ chính là thể chế và bản chất của chính quyền Trung Quốc.

(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)

Blog Đường Hạo 

Tags:
Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại: Bác sĩ Mỹ giải thích cực chuẩn, ai cũng phục

Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại: Bác sĩ Mỹ giải thích cực chuẩn, ai cũng phục

Nhiều người tự ti trong giao tiếp chỉ vì lông mũi nhiều và rậm, gây mất thẩm mỹ. Và họ thường xuyên "tân trang" bộ phận này bằng cách cắt tỉa hay nhổ. Thói quen này thật sự vô hại?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất