Vì cuộc sống là một trò chơi, hãy chơi nó theo cách của bạn

Suy cho cùng chúng ta đều là nhân vật chính trong trò chơi của chính mình, vì cuộc sống là một trò chơi, hãy chơi nó hết mình để hoàn thành nó.

21:30 21/07/2017

Gần đây bạn có tập thể dục không? Công việc của bạn đang tới đâu rồi? Chung quy lại, bạn có đang xem quá nhiều mạng xã hội, tốn thời gian vào những video giải trí trên mạng mà quên đi mất mục tiêu thật sự của mình hay không?

Nhiều lúc thấy thất vọng vì bản thân quá lười biếng, nhưng rồi khi muốn lại chẳng thay đổi được gì.

Nhiều lúc thấy thất vọng vì bản thân quá lười biếng, nhưng rồi khi muốn lại chẳng thay đổi được gì.

Nếu như thế, thưa bạn, bạn đang chảy quá rồi đó, cần đốc thúc lại tinh thần và đưa mọi thứ trở lại với cái khung của nó đi.

Thế nhưng, cho dù bạn quyết tâm tới mức nào mỗi ngày, thói quen và rồi những thứ vô bổ kia vẫn hấp dẫn hơn? Thôi, đừng lo, mọi thứ đều có cách của nó.

Giờ xem nhé, cuộc sống của mỗi người là một trò chơi, tin không? Nó thật sự là một trò chơi, điểm khác biệt là trong trò chơi này bạn không thể lưu lại những gì đã làm, không thể quay ngược lại quá khứ và tất nhiên là chẳng thể nào "hồi sinh" như trong trò chơi.

Mọi thứ đều có lý vì bản thân chúng ta đều là nhân vật chính trong cuộc sống của chính mình.

Mọi thứ đều có lý vì bản thân chúng ta đều là nhân vật chính trong cuộc sống của chính mình.

Mặc dù vậy, cuộc sống của mỗi người hàng ngày đều trải qua rất nhiều công việc nhất định, nó giống với những nhiệm vụ trong một trò chơi. Để hoàn thành được mỗi nhiệm vụ, chúng ta lại phải cần thu thập số tài nguyên nhất định, cho dù nó là kiến thức, vật chất hay kinh nghiệm. Đúng không nào?

Giờ thì quay lại với câu chuyện "chảy" của bạn ở trên...

Nhiệm vụ mini và "đánh" boss

Bạn từng chơi game chưa? Đặc biệt là các thể loại game nhập vai, bạn thấy số lượng nhiệm vụ rất lớn phải không nào?

Giờ thế này, hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một trò chơi, những gì bạn cần làm trong ngày sẽ là nhiệm vụ của trò chơi đó, hãy liệt kê nó vào một tờ giấy. Người bình thường sẽ gọi đây là thời gian biểu, nhưng với những người "chảy" và lười thì chúng ta sẽ coi nó là những nhiệm vụ trong trò chơi để dễ thực hiện hơn.

Giấy, sổ tay hoặc điện thoại, gì cũng được, miễn là nó có thể ghi lại những nhiệm vụ bạn cần làm trong ngày.

Giấy, sổ tay hoặc điện thoại, gì cũng được, miễn là nó có thể ghi lại những nhiệm vụ bạn cần làm trong ngày.

Rồi, giờ có một đống các nhiệm vụ cần làm trong ngày, bạn sẽ nhận ra 2 điều. Điều thứ nhất, có những thứ không làm cũng chẳng sao, ví dụ nếu nhiệm vụ một ngày của bạn là tắm, ừ thì không tắm 1 hôm cũng đâu có sao.

Thế nhưng, đúng thế "NHƯNG"... Có những thứ bạn không thể không hoàn thành, bắt buộc phải làm nó và làm theo đúng hạn. Những nhiệm vụ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bạn vào ngày hôm sau hay thậm chí khiến bạn thua cuộc. Ví dụ ư? Như đi khám bệnh chẳng hạn, hoặc đi đại học hoặc đi phỏng vấn xin việc...

Không tắm thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm, thế nhưng quên không đi phỏng vấn để rồi thất nghiệp lại là tai hoạ đấy.

Không tắm thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm, thế nhưng quên không đi phỏng vấn để rồi thất nghiệp lại là tai hoạ đấy.

Rồi, những thứ không làm cũng chẳng sao như trên sẽ được liệt kê là các nhiệm vụ phụ. Như trong game đó, làm thì tốt nhưng không làm cũng chẳng sao cả. Đây là những nhiệm vụ trong ngày mà chúng ta được phép lười, và có thể bỏ qua nếu muốn.

Còn đối với các nhiệm vụ quan trọng hơn, hãy coi chúng là nhiệm vụ chính, những thứ tối quan trọng sẽ chính là BOSS!! Bạn phải hoàn thành được nó để qua màn tiếp theo nếu không trò chơi sẽ kết thúc.

Mục tiêu của mỗi người khi chơi game đều là hoàn thành trò chơi đó, thế nên nếu không làm nhiệm vụ, diệt Boss thì sao hoàn thành nổi?

Mục tiêu của mỗi người khi chơi game đều là hoàn thành trò chơi đó, thế nên nếu không làm nhiệm vụ, "diệt" Boss thì sao hoàn thành nổi?

Thôi, liệt kê quá dài, mà những thứ bên trên có lẽ ai cũng biết rồi, đến lúc chuyển sang phần tiếp theo.

Kinh nghiệm và phần thưởng

Nếu liệt kê cả rổ nhiệm vụ bên trên, nói thật chẳng ai muốn làm chúng do quá nhiều. Chính vì thế, để có động lực làm công việc quan trọng, bạn hãy giới hạn số lượng nhiệm vụ mình cần thực hiện mỗi ngày. Từ 5 tới 7 nhiệm vụ là rất hợp lý, trong đó quan trọng nhất là những nhiệm vụ chính, những thứ bắt buộc phải thực hiện.

Giờ tới phần hấp dẫn đây. Nhớ trong game chứ? Chúng ta thường được thưởng rất nhiều thứ mỗi khi hoàn thành xong một nhiệm vụ, hãy áp dụng nó vào cuộc sống thật, chúng ta có phần thưởng của những việc mình đã làm xong trong ngày.

Khi lên kế hoạch về nhiệm vụ, hãy đi kèm phần thưởng khi hoàn thành.

Khi lên kế hoạch về nhiệm vụ, hãy đi kèm phần thưởng khi hoàn thành.

Hiệu quả nhất, chính là việc lấy những thứ khiến bạn xao nhãng thành phần thưởng. Muốn lên Facebook xem video chó mèo hay các cặp đôi cãi nhau? Hoàn thành xong nhiệm vụ này đã... Nó giống như cách dạy con của các bậc phụ huynh ngày xưa, làm bài xong thì cho chơi đồ chơi hay đi học về sẽ cho ăn bánh... Đó là cái mốc, phần thưởng để chúng ta cố gắng hoàn thành xong nhiệm vụ mỗi ngày.

Nhiệm vụ càng quan trọng, tất nhiên phần thưởng sẽ càng lớn hơn, bạn có thể phân bố đều những nhiệm vụ và phần thưởng trong ngày để đến cuối ngày cảm thấy thoải mái nhất.

Gợi ý phụ

Thời điểm tuyệt vời nhất để lên kế hoạch cho các nhiệm vụ chính là vào buổi sáng, khi bạn có cái nhìn rõ ràng nhất về những thứ mình đã làm trong ngày. Còn những nhiệm vụ phụ hãy để chúng xuất hiện ngẫu nhiên trong ngày, tập trung toàn lực vào nhiệm vụ chính.

Đừng giao cho mình một nhiệm vụ quá khó, bởi đôi khi sự khó khăn sẽ khiến bản thân nhụt chí và chẳng còn động lực để tiếp tục những nhiệm vụ về sau. Một nhiệm vụ lớn có thể được cắt nhỏ thành thành nhiều nhiệm vụ phụ.

Quan trọng hơn tất cả, bạn phải có quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện lại mọi thứ vào ngày hôm sau. Nhớ rằng, cuộc sống của mỗi người đều là một trò chơi riêng và hãy chơi nó theo cách của riêng bạn.

Tags:
 Muôn nẻo đường sở hữu được thẻ xanh

Muôn nẻo đường sở hữu được thẻ xanh

Mỹ là điểm đến hấp dẫn người giàu ở các nước đang phát triển tới bỏ tiền đầu tư, không chỉ để sinh lời mà chủ yếu để nhập tịch, trở thành công dân Mỹ. Nhưng một số thay đổi về chính sách của Mỹ có thể khiến việc nhập tịch thông qua đầu tư này trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Từ năm 1990, Chính phủ Mỹ có chính sách cấp quy chế “thường trú nhân” (permanent resident), gọi nôm na là “thẻ xanh”, cho người nước ngoài đầu tư mở doanh nghiệp và sử dụng lao động tại Mỹ. Chương trình này được gọi tắt là EB-5, chủ yếu nhắm tới những người giàu có ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước đang phát triển khác.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất