Tại sao người Mỹ và châu Âu không dùng vòi vệ sinh
Trong tình hình đại dịch Covid-19 đang căng thẳng hiện nay, chắc hẳn anh em đều đã từng đọc tin hay nhìn thấy cảnh tượng người dân ở nhiều nước trên thế giới sốt sắng đi mua giấy vệ sinh như thế nào. Vậy thì, giấy vệ sinh tại sao lại quan trọng với họ như vậy?
04:00 14/09/2021
Liệu bạn có thể lau sạch chân nếu giẫm phải bãi phân ngoài công viên chỉ với vài tờ giấy? Chắc chắn là không. Bạn sẽ phải rửa chân bằng nước. Và cũng do đó mà nhiều nước trên thế giới sử dụng nước để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh như tại Tây Âu, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Á.
Phương pháp này sạch sẽ và thân thiện với môi trường hơn so với việc sử dụng giấy vệ sinh. Nhưng có một nơi trên thế giới "không chào đón" ý tưởng này và khiến chúng ta tự hỏi: Tại sao người Mỹ lại không sử dụng vòi xịt?
Theo Business Insider, phiên bản đầu tiên của vòi xịt xuất hiện vào khoảng những năm 1700. Nhưng việc vệ sinh bằng nước đã xuất hiện từ xa xưa. Ở Trung Đông và Nam Á và các vùng khác sử dụng một cái bình hay cái ca đựng nước để vệ sinh hàng thế kỉ trước khi vòi xịt ra đời.
Người ta sẽ dùng tay để múc nước và rửa sạch sẽ khu vực đó. Ban đầu, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới sử dụng cách này, nhưng vào thế kỷ 19, những chiếc ống xịt trong nhà đã biến thành vòi xịt ngày nay. Ở một số nơi, bạn sẽ thấy một chiếc bồn rửa nhỏ cạnh bồn cầu. Chúng thường phổ biến ở Pháp và trải dài khắp các nước châu Âu và thế giới, trừ Mỹ.
Những phiên bản đầu tiên của vòi xịt (bidet) xuất hiện vào khoảng 300 năm trước tại Pháp.
Một phần lý do là vì chúng có "danh tiếng" không tốt tại Mỹ. Người Mỹ lần đầu thấy chúng vào Thế chiến thứ 2 tại các nhà thổ ở châu Âu, do đó chúng thường gắn với mại dâm. Arnold Cohen đã giới thiệu sản phẩm này tại Mỹ vào những năm 1960, nhưng đã quá trễ. Ông không thể xóa bỏ vết nhơ của sáng chế thần thánh này và không ai ở Mỹ muốn "nghe cái tên Tushy Washing 101".
Trong khi đó, Nhật Bản đã đưa vòi xịt lên một tầm cao mới. Toto, một công ty Nhật đã sáng chế ra vòi xịt chạy bằng điện. Nhưng tại sao ngày nay người Mỹ vẫn "ngại ngùng" với vòi xịt? Thực tế là nhà vệ sinh ở Mỹ không được thiết kế cho vòi xịt. Chúng không có đủ không gian hay hệ thống ống nước để lắp đặt vòi xịt. Nhưng lý do lớn nhất bắt nguồn từ thói quen của người Mỹ. Hầu hết người Mỹ lớn lên cùng với giấy vệ sinh và hầu như không ai biết đến sự tồn tại của một công cụ thần thánh có thể rửa sạch mọi thứ.
Việc sử dụng vòi xịt thay vì giấy vệ sinh sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi lớn. Chúng thân thiện với môi trường hơn. Vòi xịt tốn khoảng nửa lít nước mỗi lần rửa, trong khi đó để tạo ra một cuộn giấy vệ sinh cần đến 140 lít nước. Người Mỹ chi khoảng 1-1,5 triệu đồng để mua giấy vệ sinh mỗi năm và họ sử dụng khoảng 34 triệu cuộn giấy vệ sinh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy sử dụng vòi xịt có thể tiết kiệm đến 75% hoặc hơn chi phí mua giấy vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cứu 384 cây xanh không bị đốn hạ để sản xuất giấy vệ sinh cho một đời người.
Dùng vòi xịt giúp bảo vệ môi trường hơn giấy.
Bạn có thể đã nghĩ đến việc sử dụng giấy ướt. Chắc chúng sẽ không khác vòi xịt là mấy đâu nhỉ? Tất nhiên là khác hoàn toàn. Việc chà xát liên tục có thể khiến bạn bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Và vẫn sẽ còn sót lại một ít chất bẩn bởi vì thực tế là bạn chỉ trây trét chỗ đó ra bằng giấy mà thôi. Không chỉ vậy, giấy ướt còn gây ô nhiễm đại dương và có thể làm nghẹt cống.
Sử dụng vòi xịt sẽ giúp bạn sạch sẽ hơn, tránh các bệnh như mẩn đỏ, trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu và các loại bệnh khác. Và bạn không cần phải lo việc sử dụng nước dội bồn cầu để rửa ráy. Chúng là nước máy và chúng hoàn toàn giống với nước mà bạn dùng để tắm rửa mà thôi.
Vì thế hãy thử chuyển sang sử dụng vòi xịt. Bạn có thể lắp đặt loại vòi đính kèm theo bồn cầu, chúng sẽ rửa sạch giúp bạn mà không bị chảy lênh láng ra sàn nhà.
Chuyện của một nữ điều dưỡng gốc Việt giữa đại dịch Covid ở Mỹ
Một nữ điều dưỡng gốc Việt chia sẻ rằng đại dịch đã làm thay đổi bản thân cô và là thời điểm khó khăn nhất trong nghề.