Những điều cần biết về định cư Mỹ mà đến 99% người Việt không nắm rõ

Đã từ lâu thì việc sang mỹ định cư vẫn luôn là giấc mơ Mỹ của rất nhiều công dân của các quốc gia mà Việt Nam là 1 trong những nước có số lượng người đi định cư tại mỹ hàng đầu thế giới.

10:47 10/08/2023

Dù là du học định cư, định cư mỹ theo dạng đầu tư EB5, định cư tại mỹ diện EB3 hay định cư theo diện đoàn tụ gia đình f4 thì câu hỏi lớn mà ai cũng thắc mắc đó là điều kiện định cư tại Mỹ như thế nào, làm thế nào để có thẻ xanh Mỹ. Hãy cùng điểm lại những điều cần biết về định cư Mỹ mà bất cứ ai cũng cần phải biết trước khi qua Mỹ sinh sống để được hưởng quyền tự do một cách tối đa, được hưởng một môi trường sống trong sạch, an toàn nhé.

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang.

Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Chính vì sự đa dạng về văn hóa, cách sống nên định cư Mỹ luôn là mục tiêu hàng đầu của rất nhiều cư dân của các nước trên thế giới.

Các diện visa bảo lãnh định cư Mỹ

Visa định cư là visa dành cho người dân nước ngoài muốn nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không có bất kỳ hạn chế liên quan. Những người nhập cư sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu họ có thể chứng minh rằng họ đã đạt đủ tiêu chuẩn của một trong các loại visa định cư cụ thể. Visa định cư được cấp trên cơ sở: các mối quan hệ gia đình (diện đoàn tụ), việc làm, đầu tư, tị nạn, hoặc được lựa chọn trong cuộc xổ số visa đa dạng.

1.1 Visa định cư dựa trên việc làm – Định cư Mỹ diện lao động EB3

Định cư diện lao động: Diện ưu tiên 3 (EB-3)

Bạn có thể đủ điều kiện xin visa di trú diện ưu tiên này nếu như bạn là lao động có kỹ năng, chuyên gia hoặc các loại khác.

“Lao động có kỹ năng” là những lao động mà công việc của họ yêu cầu tối thiểu phải trải qua 2 năm đào tạo hoặc kinh nghiệm, và không thuộc nhóm công việc tạm thời hay thời vụ.

“Chuyên gia” là những người mà công việc của họ đ̣òi hỏi ít nhất phải có bằng đại học Mỹ hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương.

Nhóm “các lao động khác” dành cho những lao động làm các công việc phổ thông yêu cầu thời gian đào tạo hay kinh nghiệm dưới 2 năm, và không thuộc nhóm công việc tạm thời hay thời vụ.

Các tiêu chí xin visa:

Tiểu mục Yêu cầu bằng chứng Yêu cầu chứng nhận
Lao động có trình độ, kỹ năng
  • Phải có bằng chứng chứng minh bạn có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc hoặc đă qua 2 năm đào tạo
  • Phải đảm nhiệm các công việc mà những lao động có sẵn ở Hoa Kỳ không đủ điều kiện.
Cần có giấy chứng nhận lao động và một lời mời làm việc lâu dài, toàn thời gian.
Chuyên gia
  • Phải có bằng chứng chứng minh bạn sở hữu một bằng đại học Mỹ hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương và bằng đại học đó là yêu cầu thông thường để có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.
  • Phải thực hiện các công việc mà những lao động có sẵn ở Hoa Kỳ không đủ điều kiện.
  • Các bằng cấp khác và kinh nghiệm làm việc không thay thế được bằng đại học.
Cần có giấy chứng nhận lao động và một lời mời làm việc lâu dài, toàn thời gian
Lao động phổ thông(Các lao động khác) Tại thời điểm đơn xin visa của bạn được đơn vị tư vấn nộp thay, bạn phải có khả năng thực hiện các công việc phổ thông (yêu cầu dưới 2 năm kinh nghiệm hay đào tạo) không thuộc nhóm công việc tạm thời hay thời vụ và là các công việc mà những lao động tại Hoa Kỳ không đủ điều kiện đảm nhận. Cần có giấy chứng nhận lao động và một lời mời làm việc lâu dài, toàn thời gian

Chú ý: Hiện nay điều kiện xin thị thực loại ưu tiên 3 (EB-3) đã được nới lỏng hơn, do đó lưu ý rằng sẽ có rất nhiều hồ sơ xin thị thực theo diện “các lao động khác”

Bộ Lao Động Hoa Kỳ – Chứng nhận lao động

Đơn xin di trú diện ưu tiên 3 (EB-3) thông thường phải kèm theo chứng nhận lao động cá nhân, được phê duyệt bởi Bộ Lao Động Hoa Kỳ theo mẫu ETA-9089. Trong một số trường hợp, đơn này sẽ được nộp lên sở Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) kèm theo mẫu ETA-9089 không cần công chứng để xem xét như là Phụ Lục A, Nhóm I.

Quy trình nộp đơn

Nhà tuyển dụng bạn (người nộp đơn) phải nộp đơn theo mẫu I-140, tức là Đơn Xin Định Cư Dành Cho Lao Động Nước Ngoài. Theo quy trình nộp đơn, nhà tuyển dụng phải chứng minh khả năng chi trả mức lương đã đề xuất tính đến ngày ưu tiên thị thực của bạn. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng báo cáo thường niên, tờ khai hoàn thuế thu nhập liên bang, hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán để chứng minh khả năng chi trả lương cho bạn.

Thân nhân của Người Sở Hữu Visa EB-3

Vợ/chồng của bạn có thể nhập cư Hoa Kỳ theo diện E34 (vợ/chồng của “lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ” hoặc “chuyên gia”) hay EW4 (vợ/chồng của “các lao động khác”). Trong quá trình bạn và vợ/chồng của bạn đang nộp đơn xin định cư Hoa Kỳ (xin thẻ xanh), vợ/chồng của bạn sẽ đủ điều kiện để nộp đơn xin Giấy Phép Lao Động (EAD). Con cái chưa thành niên của bạn (dưới 21 tuổi) có thể nhập cư Hoa Kỳ theo diện E35 (con cái của “lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ” hay “chuyên gia”) hoặc EW5 (con cái của “các lao động khác”).

1.2 Visa định cư dựa trên đầu tư – Đầu tư định cư Mỹ diện EB-5:

Visa định cư diện đầu tư EB-5 là gì?

USCIS (Dịch vụ Công Dân và Di Dân Hoa Kỳ – Sở Di Trú trước đây) quản lý các Chương Trình Định Cư Diện Đầu Tư được biết đến với tên gọi là “EB-5”, khởi xướng bởi Quốc Hội Mỹ vào năm 1990 nhằm mục đích kích thích nền kinh tế thông qua việc tạo việc làm và thu hút đầu tư vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chương trình định cư thử nghiệm được thông qua lần đầu vào 1992 và được tái phê duyệt thường xuyên sau đó, visa EB-5 là loại visa dành riêng cho các nhà đầu tư tại các Trung Tâm Khu Vực được lựa chọn bởi USCIS căn cứ trên các đề xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp thương mại có nghĩa là bất kỳ hoạt động vì lợi nhuận nào được hình thành nhằm mục đích tiến hành liên tục việc kinh doanh hợp pháp bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

Doanh nghiệp một thành viên.

Công ty hợp doanh (hữu hạn hay thông thường).

Công ty mẹ.

Liên doanh.

Công ty cổ phần.

Tín thác thương mại hoặc các thực thể khác, thuộc sở hữu Nhà Nước hay tư nhân.

Định nghĩa trên bao gồm một doanh nghiệp thương mại gồm một công ty mẹ và các công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của nó, với điều kiện là mỗi một công ty con nói trên tham gia vào các hoạt động vì lợi nhuận được hình thành nhằm mục đích tiến hành liên tục việc kinh doanh hợp pháp.

Lưu ý: Định nghĩa này không bao gồm các hoạt động phi thương mại như việc sở hữu và điều hành một nơi cư trú cá nhân.

Các quy định trong trường hợp tạo việc làm :

Tạo ra hay duy trì ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho những người lao động Hoa Kỳ đủ điều kiện trong vòng hai năm (hoặc trong một số trường hợp nhất định, trong một khoảng thời gian hợp lý sau thời hạn hai năm) kể từ khi nhà đầu tư nhập cư Hoa Kỳ với tư cách là Thường Trú Nhân Có Điều Kiện.

Tạo ra hay duy trì các việc làm trực tiếp hay gián tiếp:

Việc làm trực tiếp là các việc làm được xác định có thật dành cho người lao động đủ điều kiện làm việc tại doanh nghiệp thương mại mà nhà đầu tư EB-5 trực tiếp đầu tư vốn vào.

Việc làm gián tiếp là các việc làm được chứng minh được tạo ra như một kết quả phát sinh của số vốn được đầu tư vào một doanh nghiệp thương mại liên kết với một trung tâm khu vực bởi nhà đầu tư EB-5. Một nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể sử dụng việc tính toán công việc gián tiếp nếu người đó liên kết với một trung tâm khu vực.

Lưu ý: Các nhà đầu tư chỉ có thể được công nhận là duy trì công việc tại một doanh nghiệp gặp khó khăn.

Một doanh nghiệp gặp khó khăn là một doanh nghiệp đã tồn tại ít nhất hai năm và chịu thua lỗ ròng trong thời gian 12 hay 24 tháng trước ngày ưu tiên nộp Form I-526 dành cho nhà đầu tư nhập cư. Tỉ lệ thua lỗ trong thời gian nói trên ít nhất phải là 20% mức vốn ròng của doanh nghiệp gặp khó khăn trước khi thua lỗ. Nhằm mục đích xác định liệu doanh nghiệp gặp khó khăn có tồn tại đủ hai năm hay không, những người tiếp quản hưởng lợi từ doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được xem như đã tồn tại trong cùng khoảng thời gian với doanh nghiệp mà họ tiếp quản.

Người lao động đủ điều kiện là một công dân Hoa Kỳ, thường trú tại Hoa Kỳ hay những người nhập cư khác được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Cá nhân nói trên có thể là một người cư trú có điều kiện, người tị nạn chính trị, người tị nạn, hoặc một người đang cư trú tại Hoa Kỳ đang chờ bị trục xuất. Định nghĩa này không bao gồm nhà đầu tư nhập cư; vợ/chồng, con trai, con gái của họ; hay bất kỳ công dân nước ngoài nào thuộc diện lưu trú phi nhập cư (chẳng hạn như những người sở hữu visa H-1B) hoặc những người không được phép làm việc tại Hoa Kỳ.

Việc làm toàn thời gian có nghĩa là việc làm của một người lao động đủ điều kiện được cung cấp bởi doanh nghiệp thương mại mới tại một vị trí đòi hỏi tối thiểu 35 giờ làm việc một tuần. Trong trường hợp Chương Trình Thử Nghiệm Nhà Đầu Tư Nhập Cư, “việc làm toàn thời gian” cũng có nghĩa là việc làm của một người lao động đủ điều kiện tại một vị trí được tạo ra gián tiếp từ việc đầu tư gắn với Chương Trình Thử Nghiệm.

Thỏa thuận chia sẻ công việc theo đó hai hay nhiều người lao động đủ điều kiện cùng chia sẻ một vị trí toàn thời gian sẽ được tính như là một việc làm toàn thời gian với điều kiện yêu cầu số giờ làm việc mỗi tuần được đáp ứng. Định nghĩa này không bao gồm sự kết hợp các vị trí bán thời gian hoặc những vị trí tương đương toàn thời gian thậm chí nếu như, khi kết hợp lại, các vị trí đó đáp ứng yêu cầu số giờ làm việc yêu cầu mỗi tuần. Công việc đó phải là việc làm lâu dài, toàn thời gian và liên tục. Hai người lao động đủ điều kiện chia sẻ công việc phải làm việc lâu dài và chia sẻ các lợi ích thông thường liên quan đến những vị trí công việc lâu dài, toàn thời gian, bao gồm việc chi trả tiền bồi thường và trợ cấp thất nghiệp cho cả hai người lao động bởi nhà tuyển dụng.

Các quy định trong trường hợp đầu tư vốn:

Vốn có nghĩa là tiền mặt, trang thiết bị, hàng hóa tồn trữ, các tài sản hữu hình khác, các giấy tờ tương đương tiền mặt và công nợ được bảo đảm bởi các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nhân nước ngoài, với điều kiện là doanh nhân nước ngoài đó chịu trách nhiệm cá nhân và chủ yếu và các tài sản của doanh nghiệp thương mại mới làm căn cứ cho đơn xin nhập cư không được dùng để bảo đảm cho bất kỳ khoản nợ nào. Mọi hình thức góp vốn sẽ được định giá theo giá trị thị trường bằng đồng đô la Mỹ. Mọi tài sản kiếm được, trực tiếp hay gián tiếp, bằng các thủ đoạn bất hợp pháp (chẳng hạn như các hoạt động phạm tội) sẽ không được xem là vốn phục vụ các mục đích nêu tại phần 203(b)(5), Đạo Luật này.

Lưu ý: Vốn đầu tư không thể mượn được.

Vốn đầu tư yêu cầu tối thiểu là:

Thông thường. Vốn đầu tư tối thiểu tại Hoa Kỳ là 1 triệu đô la (1.000.000 USD).

Khu Vực Ưu Tiên Tạo Việc Làm (Tỉ Lệ Thất Nghiệp Cao hoặc Vùng Nông Thôn). Mức vốn đầu tư tối thiểu tại một trong hai khu vực: các vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hay khu vực nông thôn tại Hoa Kỳ là 500 ngàn đô la (500.000 USD).

Khu vực ưu tiên tạo việc làm là một khu vực mà, tại thời điểm đầu tư, là khu vực nông thôn hoặc một khu vực có tỉ lệ thất nghiệp ít nhất bằng 150% tỉ lệ trung bình quốc gia.

Khu vực nông thôn là bất kỳ khu vực nào nằm ngoài khu vực thành thị theo thống kê (được quyết định bởi Văn Phòng Quản Lý và Ngân Khố) hay bên ngoài địa giới hành chính của bất kỳ thành phố hay thị trấn nào với dân số từ 20.000 người trở lên theo kết quả điều tra dân số tiến hành mỗi thập niên một lần.

1.3 Visa định cư theo diện đoàn tụ gia đình (FB)

Nhiều người nhập cư trở thành thường trú nhân của Hoa Kỳ bằng cách lấy thẻ xanh thông qua bảo lãnh bởi một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân hợp pháp. Người nhập cư có các thành viên trong gia đình là công dân Mỹ có đủ điều kiện để nộp đơn xin thị thực gia đình. Các thành viên trong gia đình gồm vợ, chồng, con còn độc thân dưới 21 tuổi, hoặc cha mẹ.

IR-1: Vợ của công dân Mỹ

IR-2: Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ

IR-3: Con nuôi của công dân Mỹ (ở nước ngoài)

IR-4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)

IR-5: Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ

Nếu người nộp đơn xin visa đã cư trú tại Mỹ, thì đơn xin visa gia đình được gửi thông qua sở Công dân và Di trú Mỹ (USCIS).

Đầu tiên, các thành viên gia đình của công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh I-130. Một khi đơn này được sự chấp thuận của USCIS, người nộp đơn phải nộp tiếp đơn I-485 để xin trở thành thường trú nhân. Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký với Bộ Ngoại giao nếu họ không cư trú tại Mỹ. Sau khi I-130 được chấp thuận, đơn sẽ được gửi đến Trung tâm thị thực Quốc gia. Các ứng viên sau đó được yêu cầu tham dự một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở đất nước của họ.

1.4 Visa định cư diện ưu tiên gia đình

Các thành viên thân thích của công dân Mỹ cũng có thể hội đủ điều kiện để trở thành công dân thường trú. Các thành viên được xét duyệt trong diện này là:

Family First Preference – Diện ưu tiên gia đình 1 (F-1): Con độc thân của công dân Mỹ.

Family Second Preference – Diện ưu tiên gia đình 2 (F-2): Vợ, chồng, con chưa thành niên, chưa có gia đình và dưới 21 tuổi.

Family Third Preference – Diện ưu tiên gia đình 3 (F-3): Con đã kết hôn của công dân Mỹ.

Family Fourth Preference – Diện ưu tiên gia đình 4 (F-4): Anh chị em của công dân Mỹ

Không giống như visa định cư diện đoàn tụ gia đình, visa định cư diện ưu tiên gia đình có giới hạn về số lượng hằng năm. Số lượng visa F-1 được giới hạn ở 23.400 visa, số lượng visa F-2 được giới hạn ở ở 114.200 visa, số lượng visa F-3 được giới hạn ở 23.400 visa, và số lượng visa F-4 được giới hạn ở 65.000 visa.

Quá trình áp dụng cho các thành viên diện ưu tiên gia đình cũng tương tự như diện đoàn tụ gia đình. Đầu tiên, phải nộp đơn I-130. Sau đó, người nộp đơn phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng của họ trở thành thường trú nhân cư trú tại Mỹ. Nếu họ sống bên ngoài Hoa Kỳ, đơn của họ sẽ được xử lý thông qua các Trung tâm thị thực Quốc gia và họ phải trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nằm trong đất nước của họ.

Theo phapluat360

Tags:
Mắc ung thư năm 40t, Tống Mỹ Linh vẫn sống thọ đến 106 tuổi: Bí quyết nằm ở 1 món rau chống được 6 loại ung thư và 3 loại nước rẻ bèo ở chợ

Mắc ung thư năm 40t, Tống Mỹ Linh vẫn sống thọ đến 106 tuổi: Bí quyết nằm ở 1 món rau chống được 6 loại ung thư và 3 loại nước rẻ bèo ở chợ

Hóa ra bí quyết để sống thọ, sống khỏe của bà Tống Mỹ Linh lại xuất phát từ những thói quen rất đơn giản hằng ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất