Khi người trẻ Việt mong đổi đời ở trời Tây, một chàng trai Đức ‘không thấy tương lai ở châu Âu’ đã đến Việt Nam khởi nghiệp và xem luôn đây là nhà

Không thấy có tương lai ở nước nhà, Dominik Weil đã tới Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực tiền ảo bitcoin.

13:00 20/05/2017

Rò chuyện với phóng viên tạp chí Inc. châu Á, chàng trai gốc Frankfurt, Đức – Dominik Weil phàn nàn về chuyện “giá pho mát ở Việt Nam đắt quá trời, tới gần 10 – 20 USD/g”.

Tuy nhiên, pho mát là thứ duy nhất khiến chàng trai ngoại quốc này nhớ về quê hương mình trong quá trình sống và làm việc tại Việt Nam. Dù bay về châu Âu liên tục nhưng Weil khẳng định mình không còn sống và làm việc ở quê nhà nữa, bởi anh nói rằng “chẳng nhìn thấy tương lai của mình ở châu Âu”.

3

Thay vào đó, Weil tới Việt Nam khởi nghiệp và hiện đang điều hành startup mang tên Bitcoin Vietnam có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Được biết, Bitcoin Vietnam hiện đã có khoảng hơn 7.500 người dùng đăng ký với tổng giá trị giao dịch lên tới trên 1100 BTC kể từ khi ra mắt.

Nhà sáng lập ngoại quốc này tới Việt Nam từ 3 năm trước, hy vọng có thể mang ý tưởng về tiền ảo tới một thị trường vốn có thách thức vô cùng to lớn, nơi tiền mặt vẫn được xem là vua.

“Khoảng 95% giao dịch tại Việt Nam vẫn được thực hiện thông qua tiền mặt”. Weil quan sát thấy cuối mỗi tháng, mọi người phải xếp hàng dài ở các cây ATM để rút tiền mặt. Được biết Weil đã thực hiện rất nhiều khảo sát, mất khoảng 2 tháng để hoàn thành mọi việc trước khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp và ra mắt sản phẩm đầu tiên.

Weil tin rằng sẽ giúp người Việt Nam sẽ thay đổi thói quen dùng tiền mặt thông qua việc giới thiệu tới họ tiền ảo bitcoin – một cách rẻ hơn, nhanh hơn để chuyển tiền từ nơi này tới nơi khác.

Bitcoin hiện được xem là cách thức hữu dụng cho những giao dịch xuyên biên giới tại Việt Nam – nơi có một lượng lớn – khoảng 2 triệu Việt kiều đang làm việc ở nước ngoài. Rất nhiều người Việt Nam không thể tìm kiếm được một công việc có thu nhập tốt ở quê nhà, chính vì vậy họ phải xuất khẩu lao động sang những quốc gia khác. Ngoài ra, những gia đình giàu có hơn cũng có xu hướng gửi con ra nước ngoài học.

Hiện tượng này giúp ngành công nghiệp chuyển tiền trở nên phát đạt khi các lao động nước ngoài gửi tiền về nhà và những gia đình giàu có thì phải gửi tiền học phí cũng như sinh hoạt phí cho các con của họ ở nước ngoài.

Nhưng nếu người Việt Nam vốn không tin vào những giao dịch phi tiền mặt, vậy Weil đã làm thế nào để khiến họ quan tâm tới bitcoin?

Weil thừa nhận rằng có rất nhiều việc phải làm và anh đã phải vật lộn trong một giai đoạn khá dài. “Trong trường hợp của bitcoin, chúng tôi phải đảm bảo nó hoạt động mọi lúc và rằng mọi người có thể gửi và nhận tiền mà không gặp bất kỳ rắc rối nào”.

Thị trường cực kỳ tiềm năng

Weil mô tả TP Hồ Chí Minh như ngôi nhà hiện tại của anh: “Thành phố này dường như không bao giờ ngủ, luôn có một thứ gì đó đang diễn ra”.

Quá trình phát triển đã diễn ra rất nhanh: Trong vòng 5 năm qua, rất nhiều thứ mới mẻ xuất hiện. Mọi người Việt Nam dường như đều đang cố gắng kiếm tiền. Ngay cả các sinh viên cũng muốn kiếm được một chút gì đó từ Facebook.

Mặc cho những lo ngại về an ninh và bảo mật trong quá trình giao dịch bằng bitcoin – Weil tin rằng triển vọng của lĩnh vực này rất tốt. “Tình hình chính trị ổn định giúp người dân chỉ cần tập trung vào công việc của họ, vào cách kiếm tiền. Tôi có thể mường tượng ra được bitcoin sẽ trở thành lực lượng mạnh mẽ trong khoảng từ 5 – 10 năm nữa”.

Nhân khẩu học cũng đóng vai trò quan trọng – “dân số trẻ là lực lượng chính trong hệ sinh thái startup”.

Dẫu vậy, dù không tiết lộ con số doanh thu chi tiết nhưng Weil thừa nhận rằng bitcoin chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam và vì vậy doanh thu của công ty vẫn rất khiêm tốn.

Thời gian tới khi công ty ngày một phát triển, tình hình sẽ được cải thiện và điều quan trọng lúc này vẫn là kiên nhẫn. Weil khẳng định mọi bước đi lúc này vẫn là đúng đắn, vấn đề chỉ còn nằm ở thời gian.

Nhiều người Việt ở Mỹ vẫn chưa quen văn hóa để tiền ‘tip’

Nhiều người Việt ở Mỹ vẫn chưa quen văn hóa để tiền ‘tip’

Trong số những người Việt hải ngoại không có thói quen chi tiền “tip” còn được gọi là tiền “boa,” khoản tiền thưởng cho các nhân viên phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, có cả tôi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất