-
Vú sữa Việt Nam chính thức nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa thông tin về việc trái vú sữa Việt Nam đã chính thức được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Mỹ có thể tiến tới suy thoái vì tăng trưởng không bền vững
Sự kích thích tài chính quá mức từ chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đưa kinh tế Mỹ vào vùng tăng trưởng không bền vững.
-
Los Angeles đối diện với thâm thủng ngân sách $224 triệu
Thành phố Los Angeles đang đối diện với việc thâm thủng ngân sách đến $224 triệu vào năm tới, dấu hiệu cho thấy những khó khăn tài chánh chồng chất mà Tòa Thị Chính phải đối phó.
-
Warren Buffett: Dân nhập cư giúp kinh tế Mỹ trở nên vĩ đại
Theo CNN, trong lá thư gửi cổ đông Berkshire Hathaway hồi cuối tuần qua, ông Buffett viết: 'Từ điểm khởi đầu cách đây 240 năm, người Mỹ đã kết hợp sự khéo léo của con người, hệ thống thị trường, làn sóng người nhập cư tài năng, tham vọng và các quy tắc pháp luật chung để làm phong phú giấc mơ của cha ông chúng ta'.
-
Hơn 200 nhà kinh tế phản đối chính sách của Tổng thống Donald Trump
Phần đông nhà kinh tế thuộc các tập đoàn hàng đầu Mỹ vừa cho hay chính sách hạn chế nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump là sai lầm.
-
Chính sách di dân của TT Trump tác hại đến phát triển kinh tế
Từ trước đến nay, các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau là đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, thành phần di dân đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và chính Chủ Tịch Janet Yellen của Quỹ liên bang FED cũng đồng ý như thế.
-
Vận dụng kinh doanh vào trong chính trị, ông Trump đưa nền kinh tế Mỹ sang trang mới
Có vẻ như tuy không có kinh nghiệm chính trị nhưng lại một nhà kinh doanh hàng đầu nước Mỹ, ông Trump bước đầu đã áp dụng thành công kinh doanh vào chính trị và đang được kỳ vọng rất nhiều.
-
ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030
Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Phát triển mặc “phong ba” Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết tăng trưởng GDP toàn vùng Đông Nam Á đạt mức 4,4% trong năm 2015 và dự báo mức 4,9% trong năm 2016. Tháng 12/2015, ADB đã công bố báo cáo nền kinh tế khu vực ASEAN năm 2015 và nêu lên những triển vọng phát triển kinh tế khu vực trong năm 2016. Nền kinh tế khu vực này năm 2016 được dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn một chút so với năm 2015. Tuy nhiên, đà cải thiện này không phải do xuất khẩu mà là do chính phủ các nước tăng cường kích thích kinh tế. Đồng thời, giá các hàng hóa nguyên vật liệu, nông sản như đường, dầu cọ được dự đoán sẽ tăng giá trở lại. Năm 2016, tờ Wall Street Journal nhận định những rắc rối kinh tế tại Đông Nam Á chủ yếu là do Trung Quốc, khách hàng chủ chốt trong khu vực và là động lực tăng trưởng chính. Những số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc đã giảm liên tục kể từ tháng 10/2015. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEANASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN Malaysia Sau khi tăng trưởng ở mức 5,3% trong nửa đầu năm 2015, nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý thứ 3. Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2015 là tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm trở lại đây của Malaysia. Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp. Tiêu dùng cá nhân giảm là do sự ra đời của thuế hàng hoá, dịch vụ mới vào tháng 4/2015. Tình hình kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất khẩu kém, sự mất giá mạnh của đồng ringgit, thị trườn chứng khoán thất thường. Tại Malaysia, những bê bối xung quanh quỹ đầu tư của chính phủ đã làm suy giảm niềm tin nhà đàu tư, khiến đồng tiền quốc gia này có biểu hiện tồi tệ nhất tại Châu Á từ đầu năm đến nay.
-
Bức tranh kinh tế Nhật Bản thêm ảm đạm do giá dầu "trượt dốc"
Số liệu chính thức vừa được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 29/1 cho hay tỷ lệ lạm phát của nước này (không tính tới sự biến động của giá thực phẩm) đứng ở mức 0,5% trong năm 2015. Mặc dù đây là năm thứ ba liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng, thước đo chính tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản, gia tăng, song con số này vẫn còn quá xa vời so với mục tiêu đưa lạm phát lên 2% của Thủ tướng Shinzo Abe, do giá dầu thế giới liên tục “trượt dốc”, chi tiêu hộ gia đình và sản lượng công nghiệp đồng loạt sụt giảm trong tháng cuối năm. Báo cáo trên nêu rõ, chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản trong tháng 12/2015 đã giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2014, cho thấy người dân nước này vẫn có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, bất chấp giá dầu thế giới liên tục đi xuống, qua đó khiến lạm phát tăng trưởng chậm lại. Đây là tháng thứ tư liên tiếp chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản giảm so với năm trước đó, chủ yếu là do mức thu nhập bình quân của người dân “xứ sở hoa anh đào” trong tháng 12/2015 cũng giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2014. Hòa chung vào không khí ảm đạm này, sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong tháng 12/2015 cũng giảm 1,4% so với tháng trước đó, giữa bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu còn u ám với đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và sự suy yếu của các thị trường mới nổi khác. Bối cảnh lạm phát tăng trưởng chậm và áp lực phục hồi kinh tế còn năng nề đã khiến BoJ đưa ra quyết định sử dụng mức lãi suất âm, nhằm đạt được mục tiêu lạm phát trong thời gian sớm nhất. Ngày 29/1, BoJ khẳng định sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1% đối với các tài khoản vãng lai mà các tổ chức tài chính gửi tại ngân hàng này. Thậm chí, BoJ có thể giảm lãi suất thêm nữa nếu cần thiết. Tuy nhiên, tín hiệu sáng duy nhất được công bố trong ngày hôm nay được phát đi từ Tokyo là từ thị trường việc làm. Trong tháng 12 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản duy trì ổn định ở mức 3,3%, sau khi tăng 0,2 điểm phần trăm trong tháng 11. Tính chung cả năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đứng ở mức 3,4%. Trong khi đó, số việc làm sẵn có trong tháng 12/2015 đứng ở mức cao nhất 24 năm qua, khi nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tăng cao. Cụ thể, Bộ Lao động Nhật Bản cho biết số việc cần người làm trong tháng 12 vừa qua tăng 1,27%, nghĩa là cứ 100 người tìm việc làm thì sẽ có 127 vị trí việc làm cho họ lựa chọn./.
-
Việt Nam vào nhóm nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất năm 2016
Gia tăng nhu cầu nội địa và bùng nổ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang giúp Việt Nam chống lại những mối đe dọa từ nền kinh tế toàn cầu như làn sóng bán tháo chứng khoán và tình trạng phá giá đồng tiền trong năm vừa qua.