• Cậu bé 9 tuổi gốc Việt mất tích đã được tìm thấy

    Cậu bé 9 tuổi gốc Việt mất tích đã được tìm thấy

    Cậu bé gốc Việt “Jimmy” Nguyễn, 9 tuổi mất tích đã được tìm thấy và đoàn tụ cùng với gia đình.

  • Cảnh sát biển cứu nạn 4 thuyền viên, tìm kiếm người mất tích

    Cảnh sát biển cứu nạn 4 thuyền viên, tìm kiếm người mất tích

    Do sóng to, gió lớn, một tàu chở hàng đã bị vỡ mạn và chìm ngoài khơi đảo Bạch Long Vỹ (TP. Hải Phòng). 4 thuyền viên đã được cứu, thuyền viên còn lại hiện đang mất tích.

  • Bắc Ninh: Tìm thấy thi thể bé trai mất tích ngày 23 Tết dưới mương nước gần nhà

    Bắc Ninh: Tìm thấy thi thể bé trai mất tích ngày 23 Tết dưới mương nước gần nhà

    Việc cháu M. đang chơi bỗng mất tung tích khiến gia đình lo lắng nghi ngờ cháu bị bắt cóc.

  • Nữ sinh 19 tuổi mất tích kỳ lạ và bức ảnh làm ‘đau đầu’ cảnh sát Mỹ

    Nữ sinh 19 tuổi mất tích kỳ lạ và bức ảnh làm ‘đau đầu’ cảnh sát Mỹ

    Vào một buổi sáng đẹp trời, nữ sinh xinh đẹp người Mỹ Tara Calico rời nhà cùng chiếc xe đạp và mất tích không để lại dấu vết. Đúng 20 năm sau, một phong thư bí ẩn được gửi đến cảnh sát và hàng loạt cơ quan báo chí Mỹ.

  • Bí ẩn vụ tàu buồm lớn nhất thế giới mất tích

    Bí ẩn vụ tàu buồm lớn nhất thế giới mất tích

    Ngày 21/9/1928, Kobenhavn nhổ neo từ Norresundby, vùng Bắc Jutland (bắc Đan Mạch). Có 75 người trên tàu, trong đó thuyền trưởng là Hans Anderson, 26 thuyền viên và 45 học viên. Hàng hóa mà Kobenhavn mang theo là đá phấn và xi măng, dự kiến sẽ cập cảng tại Buenos Aires, lấy thêm hàng hóa rồi đi đến Melbourne (Australia) và cuối cùng chở lúa mì về châu Âu. Kobenhavn đến Buenos Aires ngày 17/11/1928, gây ấn tượng với người dân địa phương bởi độ lớn của nó. Hàng hóa ngay lập tức được bốc dỡ, tuy nhiên cuộc khởi hành bị trì hoãn vì họ không nhận được khoản hoa hồng vận chuyển đến Australia. Cuối cùng, ngày 14/12, thuyền trưởng Anderson ra lệnh cho tất cả lên đường mà không có hàng hóa. Chuyến đi dự kiến kéo dài 45 ngày. Ngày 22/12, Kobenhavn vẫn giữ liên lạc với một con tàu của Na Uy là William Blumer khi cách đảo Tristan da Cunha 900km và thông báo rằng “tất cả đều tốt đẹp”. Tuy nhiên kể từ đó, William Blumer hoàn toàn mất tín hiệu của Kobenhavn và thủy thủ đoàn chưa một lần xuất hiện trở lại. Do hành trình đến Australia kéo dài trong nhiều ngày cộng với việc Anderson thường rất ít khi gửi tín hiệu trong các chuyến đi của mình, nên ban đầu không một ai lo lắng khi Kobenhavn biến mất cho đến khi tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng. Tháng 4/1929, Công ty East Asiatic cử con tàu chạy bằng động cơ, Mexico, đến khu vực Tristan da Cunha. Người dân cho biết đã nhìn thấy con tàu rất lớn có 5 cột buồm trong đó một đã bị gãy vào ngày 21/1/1929. Kết hợp với Hải quân Hoàng gia Anh, họ đã tìm kiếm Kobenhavn trong vài tháng nhưng không hề có bất kỳ manh mối nào. Cuối cùng, Chính phủ Đan Mạch đành phải tuyên bố một cách chung chung rằng Kobenhavn và toàn bộ thủy thủ đã mất tích trên biển. Những năm về sau, không ít giả thuyết đã được đưa ra, trong đó được chấp nhận nhiều nhất là ý kiến cho rằng con tàu đã va phải một tảng băng trôi trong bóng tối hay sương mù. Nếu vậy, con tàu có thể đã chìm quá nhanh khiến thủy thủ đoàn không kịp phản ứng. Một nhóm khác thì nhận định việc không có hàng hóa trên tàu có thể khiến nó bị lật úp bởi những cơn gió lớn, vô hiệu hóa xuồng cứu sinh. Tuy nhiên, người ta đã không thể tìm được xác con tàu. Tàu Kobenhavn nhìn ngang. 

  • Một tỷ phú Trung Quốc nữa lại “mất tích”