Các con sông đều bị “chặt khúc”, cá không còn chỗ sống
Hãy tưởng tượng bạn đi ra ngoài vì có cuộc hẹn ăn tối. Bạn đang đói và chỉ đủ thời gian để đến đó đúng giờ, nhưng khi bước ra ngoài, bạn phát hiện mọi thứ không như mong đợi – cứ vài bước chân bạn lại va vào một bức tường cao 10 mét! Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Đa phần chúng ta có thể sẽ bỏ cuộc – chán nản, đói bụng và chẳng còn chút hứng thú nào.
23:30 01/05/2019
Đó là điều đang xảy ra đối với các chú cá và động vật hoang dã dưới nước.
Số lượng đập chắn gấp 30 lần số liệu được báo cáo tại Châu Âu
Theo một nghiên cứu mới tại châu Âu, cứ mỗi vài km sông hay suối lại có một con đập hay một rào cản nhân tạo được xây dựng. Các nhà nghiên cứu đã thu thập mọi thông tin trực tuyến mà họ có thể tìm thấy, sau đó ra ngoài và xác minh dữ liệu cho đoạn sông suối có chiều dài tổng số 1.000 km. Và, đáng chú ý là số lượng rào cản mà họ tìm thấy lớn gấp 30 lần so với con số được báo cáo trong cơ sở dữ liệu hiện tại (đã lỗi thời).
Những nhà nghiên cứu đã đưa ra một ứng dụng di động cho phép người dân có thể cập nhật tình trạng của các rào cản sông và suối khi họ đi qua chúng.
Nhưng, cuối cùng, một cơ sở dữ liệu tốt hơn không giúp gì được cho những chú cá bị mắc kẹt, trừ khi ai đó có hành động cụ thể. Hơn nữa, dự án có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn thế giới, vì vấn đề này không chỉ có châu Âu đang phải đối mặt.
“Đại bác cá hồi”, phương pháp giúp cá hồi Amazon di chuyển ngược dòng nước cũng chỉ là giải pháp tình thế
Ví dụ, nhìn vào sông Amazon, tính đến tháng 2/2018, đã có 142 đập thủy điện đang được xây dựng và 160 con đập khác đã hoàn thành trên dòng sông dài nhất thế giới này; kết quả là, các loài cá di cư như cá da trơn dorado đã bắt đầu biến mất. Và ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, cá hồi đang bị chặn bởi các con đập và cần phải được vận chuyển ngược dòng theo phương pháp nhân tạo để chúng có thể đẻ trứng.
Đây không phải là một vấn đề mới. Quay trở lại năm 2001, các mô hình máy tính đã cho thấy sự phân mảnh dòng sông trực tiếp dẫn đến tuyệt chủng của các sinh vật dưới nước như thế nào. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất của Văn phòng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, Hoa Kỳ là một sản phẩm nực cười: “khẩu đại bác cá hồi” – phương pháp nhân tạo giúp cá hồi có thể di chuyển ngược qua các con đập thủy điện để đẻ trứng.
Vâng, các can thiệp nhân tạo như thế có thể giúp một số loài cá tồn tại, miễn là có người ở đó để đặt chúng trên “đường trượt nước cá nhân”. Nhưng nó không giải quyết được các vấn đề khác do sự phân mảnh của sông, như những thay đổi đối với vùng đồng bằng ngập nước của Amazon và các khu vực khác xung quanh đập.
Và ngay cả khi con người xây dựng các con đập có các đường dẫn đặc biệt nhằm giúp cá vượt qua các con đập, thì vẫn có một số lượng lớn cá đơn giản là không đi vào các dường dẫn này.
Hơn 400 đập trên sông Mê Kông, cả con người cũng không còn chốn sinh nhai
Sông Mê Kông có chiều dài hơn 4.800km, chảy qua lãnh thổ 6 quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo báo cáo của CGIRA – nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến tháng 3/2018 có tổng cộng 327 đập thủy điện đã được xây dựng, 43 đập đang được xây dựng trên dòng sông này. Đến năm 2030, cả vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị bao phủ bởi 468 đập thủy điện lớn nhỏ.
Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là sự tồn tại của hàng trăm đập thủy điện lớn nhỏ trên sông Mê Kông đã có những tác động lớn, tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên, cuộc sống người dân và khả năng phát triển kinh tế – xã hội của các vùng hạ lưu, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Hàm trăm con đập thủy điện trên sông Mê Kông đã làm cho dòng sông thay đổi dòng chảy, giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn tăng cao vào vùng hạ du, khiến cho ngành thủy sản ĐBSCL phải điều chỉnh từ việc khai thác thủy sản nước ngọt sang nuôi và khai thác thủy sản nước lợ và nước mặn. Chính sách xả lũ của các nước phía thượng nguồn cũng khiến cho vùng ĐBSCL rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng đồng thời đất sụt lở, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người nơi đây.
Trong khi thủy điện được coi là sản xuất điện với chi phí rẻ nhất và không gây phát thải nhà kính, theo thời gian, số lượng các con đập chắn ngang các dòng sông đang tiếp tục tăng lên. Hậu quả của chúng đối với các động vật dưới nước và con người có thể được nhìn thấy rõ ràng trong tương lai, nhưng dường như con người không có biện pháp nào để dừng lại việc này, hoặc chưa cảm thấy cấp bách và mối nguy hiểm đang cận kề khi những con sông đang chết dần chết mòn.
Theo Futurism
Thiện Tâm tổng hợp
Nga cáo buộc Mỹ 'móc túi' hàng tỷ USD của Venezuela
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia lên án Mỹ đã kích động cuộc khủng hoảng ở Venezuela, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nước này.